Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cải tạo chất lượng tôm giống

Nắng nóng gay gắt đã làm cho hàng chục ngàn hécta nuôi thủy sản rơi vào cảnh thiếu nước. Theo thống kê, diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL thiệt hại khá lớn. Đến nay, con số bị thiệt hại vẫn không ngừng tăng. Tiền bạc cùng với bao công sức của người nuôi tôm ở vụ đầu này coi như mất trắng.

Theo nhận định của ngành nông nghiệp, nắng hạn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có khả năng kéo dài. Do đó, nuôi tôm như thế nào để hạn chế tối đa rủi ro là rất cần thiết, nhất là những hộ đã bị thiệt hại trong đợt nắng nóng lần này.

Nuôi tôm muốn hiệu quả, ngoài yếu tố nước, môi trường ao nuôi, còn một yếu tố quan trọng khác là chất lượng con giống. Vậy mà, trong tổng số hơn 460 mẫu tôm giống do nông dân đem đi xét nghiệm MBV, có tới hơn 50% mẫu bị nhiễm bệnh. Tôm giống đã trở thành “chuyện biết rồi khổ lắm, nói mãi”, nhưng chất lượng vẫn chưa được cải thiện là bao.

Ai cũng nói người nuôi tôm giàu, nhưng đó là chuyện trước đây, chứ bây giờ, trong 10 hộ nuôi tôm thì đã có 9 hộ mắc nợ. Vì quyền lợi của người nuôi tôm, vì trách nhiệm xã hội và đạo đức trong kinh doanh, nếu như phát hiện tôm nhiễm bệnh, các nhà sản xuất tôm giống hãy tiêu hủy, chứ đừng bán đổ, bán tháo cho bà con nông dân. Mua nhầm loại giống này, người nuôi bị thiệt hại đủ điều và Nhà nước còn tốn tiền hỗ trợ dập dịch…

Vấn đề đặt ra, ngành quản lý có “dám” liên kết với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống để cung cấp con giống chất lượng cao cho nông dân theo thỏa thuận? Cụ thể như, người nuôi tôm phải đồng thuận mua con giống với giá cao hơn so với mua con giống trôi nổi bên ngoài. Nếu con giống kém chất lượng thì người cung cấp phải bồi thường tổng chi phí đầu tư cho người nuôi tôm. Rồi ngành quản lý phải làm được vai trò “trọng tài” khi kết luận nguyên nhân xảy ra nạn tôm chết để giải quyết cho công bằng, thỏa đáng. Vì có khi tôm chết không phải do chất lượng con giống, mà do các nguyên nhân khác như: môi trường, kỹ thuật chăm sóc…

Thiết nghĩ, nếu kiến nghị trên được ngành quản lý quan tâm, chắc chắn người nuôi tôm sẽ rất yên tâm và có thêm một người đồng hành. Rồi đây nạn tôm giống kém chất lượng sẽ được ngăn chặn triệt để và những cơ sở sản xuất giống làm ăn gian dối sẽ không còn đất sống

(Theo HAI LÚA // SGGP Online)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Sản phẩm cá tra Việt Nam chiếm 99,9% thị trường thế giới
  • Tiềm năng thủy sản Việt Nam trên đường hội nhập
  • Mất cân đối nguồn tôm chân trắng
  • Phát triển thủy sản ĐBSCL: Gây dựng thương hiệu toàn vùng
  • Người nuôi cá vẫn khổ
  • Phương hướng tăng cường xuất khẩu thủy sản vào các thị trường hiện hữu và tiềm năng
  • Xuất khẩu thủy sản: Tăng trưởng nhưng vẫn lo
  • Xây dựng thương hiệu thủy sản Việt Nam: Ba “nhà” phải chung tay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container