Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp chế biến thủy sản: Ôm rủi ro vì thiếu quy hoạch

BR-VT hiện có hơn 200 cơ sở chế biến thủy sản (CBTS), mỗi năm các cơ sở tiêu thụ hàng triệu tấn nguyên liệu và xuất khẩu thu về khoảng 250 triệu USD. Tuy vậy, BR-VT vẫn chưa có quy hoạch cụ thể về khu chế biến hải sản.

 
Chưa có khu quy hoạch chế biến hải sản nên nhiều DN vẫn chưa yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất

Nhiều cơ sở CBTS cho biết: “Đã nhiều năm làm nghề chế biến hải sản, đến khu vực nào của tỉnh cũng chưa có quy hoạch. Chờ mãi không thấy quy hoạch nào nên chúng tôi đành phải xây “lụi”, đến đâu hay đến đó. Hầu hết các cơ sở CBTS đều thừa nhận có lỗi khi xây dựng trái phép. Thế nhưng, qua thực tế trên không thể đổ lỗi hết cho DN mà cần xem lại trách nhiệm của chính quyền và cơ quan chức năng trong công tác quản lý và quy hoạch phát triển nghề chế biến hải sản thời gian qua.

Bí quá làm liều

Chị Hoàng Nguyễn Tuyết Trâm - chủ DN tư nhân Tuyến Trâm tại ấp An Thạnh, xã An Ngãi (huyện Long Điền) cho biết, sau một thời gian chạy tìm đất mướn, hoặc mua để xây dựng nhà xưởng chế biến hải sản nhưng không có nơi nào nằm trong quy hoạch nên năm 2010 DN chị “đánh liều” mua 12.000 m2 ruộng muối tại An Ngãi, nơi giáp ranh với xã Phước Hưng để san ủi mặt bằng, xây dựng nhà xưởng. San lấp và xây dựng gần 8 tháng, đến khi đi vào hoạt động thì chính quyền địa phương tới xử phạt. “Tôi cũng rất muốn được xây dựng công trình đúng phép, nhưng không biết phải làm ở đâu trong khi không thể dừng kế sinh nhai của gia đình” - chị Tuyết Trâm tâm sự.

Cũng với lý do đó mà thời gian qua nhiều cơ sở CBTS trái phép mọc lên khá nhiều tại xã An Ngãi. Khu vực này nghiễm nhiên trở thành khu chế biến hải sản tập trung tự phát. Theo thống kê, tại thời điểm này, có 20 cơ sở, trong đó 5 nhà máy xây dựng hoàn chỉnh và đi vào hoạt động, 15 cơ sở đã và đang tiến hành san lấp mặt bằng, chuẩn bị xây dựng nhà xưởng với tổng diện tích 58,636 m2. Trong đó, cơ sở Tuyết Trâm có mức đầu tư lớn nhất tới hơn 10 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 500 lao động; các cơ sở còn lại cũng có mức đầu tư 3 - 5 tỉ đồng…

Theo báo cáo của UBND huyện Long Điền, năm 2011, huyện phát hiện có 14 trường hợp xây dựng cơ sở chế biến hải sản không phép. Trong đó, 7 trường hợp mới san lấp chưa xây dựng, 2 trường hợp đã xây hàng rào, 5 trường hợp đã hoàn chỉnh nhà xưởng đi vào hoạt động. Năm 2012, có thêm 6 trường hợp bị phát hiện san lấp, chuẩn bị xây dựng nhà xưởng. Chính quyền địa phương đã kiểm tra, xử phạt hành chính và báo cáo tỉnh tiếp tục có biện pháp xử lý. Sở Tài nguyên và Môi trường đã thành lập đoàn thanh tra để tranh tra và yêu cầu các cơ sở giải quyết hết hàng tồn, sau đó ngưng hoạt động, tháo dỡ toàn bộ nhà xưởng.

Hiện nay, tất cả các cơ sở đều đã ngưng hoạt động nhưng đang trông chờ địa phương quy hoạch nơi được phép chế biến hải sản để họ xây dựng lại nhà xưởng. “Chúng tôi chỉ mong muốn nhà nước sớm quy hoạch khu chế biến hải sản, khi đó chúng tôi sẽ tháo dỡ và di dời đến nơi mới, chứ bây giờ ngưng hoạt động lại thì bế tắc. Bởi, không duy trì hoạt động thì 500 công nhân lao động sẽ đi về đâu ?”- chị Hoàng Nguyễn Tuyết Trâm bức xúc.

Vẫn chỉ là đề xuất

Trên thực tế, trong nhiều năm qua, UBND tỉnh có chủ trương thực hiện dự án xây dựng khu chế biến thủy sản tập trung (CBTSTT) để phát huy năng lực sản xuất đối với ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, đồng thời khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Theo đó, năm 2006, UBND tỉnh có Quyết định số 893/QĐ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 khu vực Gò Găng (xã Long Sơn,TP Vũng Tàu) để xây dựng khu CBTSTT của tỉnh, nhưng phải dừng lại để nhường vị trí này cho đầu tư phát triển ngành kinh tế khác có lợi thế hơn. Tiếp đó, các địa điểm phía Bắc sông Rạng, ngã ba sông Long Hòa... nằm trên địa bàn huyện Tân Thành được chọn, nhưng các nơi này đều không đáp ứng được yêu cầu quy hoạch chung.

Đến nay, chủ trương xây dựng khu CBTSTT vẫn chưa thực hiện được, do đặc thù vị trí khu vực này phải đáp ứng được các tiêu chí: Bảo đảm diện tích mặt bằng đủ để di dời khoảng 200 cơ sở CBTS các loại vào đây; Gắn với vùng nguyên liệu để bảo đảm nguồn nguyên liệu chế biến, giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm; Chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật phù hợp với khả năng tài chính của DN thuê đất; Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, tránh tình trạng khan hiếm lao động khi vào mùa vụ cao điểm. Cách ly khu dân cư tập trung để hạn chế ô nhiễm môi sinh – môi trường; Phát triển cân đối hài hòa, ít tác động xấu đến sự phát triển các ngành kinh tế khác có lợi thế hơn.

 

Chủ trương xây dựng khu CBTS tập trung sau nhiều năm vẫn chưa thực hiện được.

Ông Lê Tuấn Quốc - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh cho biết: Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo về việc không tiếp tục thực hiện chủ trương quy hoạch, xây dựng khu CBTSTT của tỉnh, mà phân bố tại các nơi thích hợp trên địa bàn các huyện, thị, thành phố. Theo đó, Sở NN-PTNT đã tiến hành khảo sát thực địa, lựa chọn được 4 vị trí phù hợp ở các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc và TP Vũng Tàu để có thể triển khai việc quy hoạch, xây dựng các khu CBTS. Sở đã có tờ trình báo cáo Tỉnh ủy và UBND tỉnh và về kết quả khảo sát này. Nếu được thỏa thuận địa điểm và có chủ trương triển khai thực hiện, dự kiến lộ trình hoàn thành thủ tục đầu tư trong năm 2013, thi công xây dựng vào đầu năm 2014 theo hình thức cuốn chiếu. Trong đó, khu vực TP Vũng Tàu sẽ được ưu tiên thi công trước để di dời các cơ sở CBTS hiện tại ra khỏi các khu dân cư tập trung, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo đó, các khu CBTS dự kiến triển khai ở 4 vị trí: Tại TP Vũng Tàu, khu vực gò Ông Sầm thuộc hợp phần dự án rừng ngập mặn Phước Cơ, phường 12 với diện tích khoảng 340ha; Tại huyện Long Điền, khu vực ấp An Thạnh, xã An Ngãi với diện tích khoảng 57 ha; Tại huyện Đất Đỏ, khu vực nhà máy bột cá Lộc An, xã Lộc An với diện tích khoảng 22 ha; Tại huyện Xuyên Mộc, khu vực ấp Thèo Lèo, xã Bình Châu có diện tích khoảng 20 ha.

Trước đề xuất này, vừa qua ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã dẫn đầu đoàn cán bộ của tỉnh đi khảo sát thực tế 4 vị trí dự kiến quy hoạch, xây dựng các khu CBTS theo đề xuất của Sở NN-PTNT. Tại kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh vừa rồi, ông Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị: Việc quy hoạch và xây dựng các khu CBTS phải bảo đảm được yêu cầu quan trọng nhất là nâng cao năng lực sản xuất của DN CBTS, bảo đảm môi sinh-môi trường, phát triển bền vững cùng các ngành kinh tế khác của tỉnh. Tỉnh ủy sẽ có ý kiến chỉ đạo triển khai thực hiện vấn đề này trong thời gian sớm nhất.

Quang Nguyễn - Nhựt Thanh//(DDDN)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Chia sẻ rủi ro cùng doanh nghiệp thủy sản
  • Doanh nghiệp thủy sản: Vẫy vùng trong khó khăn
  • Tăng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cá tra
  • Người nuôi tôm vẫn sử dụng chất cấm xử lý ao
  • Khuyến khích tư nhân chế biến xuất khẩu thủy sản
  • Nghề nuôi cá tra ĐBSCL: Mục tiêu càng cao, thách thức càng lớn
  • “Ma trận” bơm chích tạp chất vào tôm
  • Nuôi tôm sạch: Hành trình gập ghềnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container