Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khuyến khích mô hình liên kết nuôi cá tra

Các tỉnh ĐBSCL khuyến khích nông dân liên kết với doanh nghiệp nuôi cá tra - Ảnh: TC.

Các tỉnh ĐBSCL đang khuyến khích người nuôi mở rộng liên kết với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cá tra (còn gọi là liên kết dọc) vì hình thức này mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Hiện diện tích nuôi cá tra theo hình thức liên kết dọc tại ĐBSCL còn khiêm tốn, chỉ phát triển tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ với 563 héc ta, chiếm khoảng 8,6% diện tích nuôi cá tra toàn vùng.

Theo khảo sát của trường Đại học Cần Thơ, hình thức liên kết dọc đã hình thành ở một số tỉnh ĐBSCL từ năm 2006. Theo đó, người nuôi liên kết với các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản hoặc công ty sản xuất thức ăn thủy sản thông qua hợp đồng được ký kết giữa hai bên. Nông dân được doanh nghiệp đầu tư 100% thức ăn nuôi cá và khoán chi phí sản xuất khác cho nông hộ gồm con giống, thuốc thú y, lương công nhân, thuê ao, điện, nhiên liệu và các chi phí khác; riêng chi phí thức ăn được doanh nghiệp khoán cố định cho người nuôi theo hệ số tiêu tốn thức ăn (doanh nghiệp cung cấp theo nhu cầu của người nuôi, đã đăng ký sản lượng với doanh nghiệp).

Nông dân phải ứng trước các khoản chi phí (trừ thức ăn) và được doanh nghiệp thanh toán lại sau khi thu hoạch.

Mật độ cá tra nuôi ở ao dao động từ 45 - 70 con/m2, kích cỡ cá giống (chiều cao thân) từ 1,2 - 2,5 cm. Thời gian nuôi mỗi vụ từ 6 – 7 tháng với lượng thức ăn tiêu tốn từ 550 - 650 tấn/héc ta. Nuôi đúng kỹ thuật, khi thu hoạch đạt năng suất bình quân 345 tấn/héc ta, cá biệt có hộ nuôi đạt năng suất 373 - 416 tấn/héc ta/vụ.

Sau khi trừ chi phí, người nuôi thu lãi từ 600 – 800 triệu đồng/héc ta, chủ yếu nhờ năng suất cao. Từ năm 2006 đến nay, những hộ nuôi riêng lẻ thu lãi ít hoặc không có lãi vì năng suất không cao, giá cá tra nguyên liệu bán ra không ổn định, thường là thấp hơn giá thành. Trong khi những hộ liên kết với doanh nghiệp đều thu lãi cao.

Tại An Giang, hiện đã hình thành 5 vùng nguyên liệu tập trung rộng 253 héc ta áp dụng tiêu chuẩn SQF 1000 CM và Global GAP do 5 doanh nghiệp gồm Công ty Agifish, Afiex, Asia Feed, Việt An và Ntaco đầu tư, liên kết với nông dân.

Ở Đồng Tháp, Công ty Hoàng Long cũng thực hiện hình thức liên kết với nông dân nuôi cá tra theo tiêu chuẩn Global GAP với diện tích 70 héc ta. Bảy đơn vị khác tại đây cũng liên kết với nông dân nuôi 210 héc ta.

(Theo TTXVN)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Năm 2020 xuất khẩu thủy sản 10,5 tỉ USD: Có khả thi?
  • Chăn nuôi lớn ngồi chờ phá sản
  • Tổng quan xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm
  • Gỡ thủ tục cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
  • Vua Tôm “mắc kẹt”
  • Doanh nghiệp chế biến thủy sản: Ôm rủi ro vì thiếu quy hoạch
  • Chia sẻ rủi ro cùng doanh nghiệp thủy sản
  • Doanh nghiệp thủy sản: Vẫy vùng trong khó khăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container