Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2020 xuất khẩu thủy sản 10,5 tỉ USD: Có khả thi?

Ngành thủy sản đang hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 10 - 10,5 tỉ USD vào năm 2020. Đây là thông tin được bà Dương Phương Thảo, Phó vụ trưởng Vụ xuất khẩu (Bộ Công Thương) cho biết tại hội thảo “Những giải pháp phát triển sản xuất và xuất khẩu thủy sản bền vững” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ sáng 24/10.

Tuy nhiên, nhiều nhà chuyên môn cho rằng đây là mục tiêu không phải dễ dàng chinh phục được vì tình hình sản xuất và xuất khẩu còn quá nhiều khó khăn, thiếu bền vững.

Con số khó

Theo bà Thảo, mục tiêu của ngành thủy sản Việt Nam thời gian tới là đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng bền vững, khả năng cạnh tranh cao và duy trì trong top 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.

Cụ thể, phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 đạt 7,5 tỉ đô la Mỹ, tăng khoảng 1,3 tỉ đô la so với kim ngạch xuất khẩu của năm 2011 (khoảng 6,2 tỉ đô la), tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2012 – 2015 đạt trên 8%/năm.

Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 10 – 10,5 tỉ đô la, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 7%/năm.

Tuy nhiên, ý kiến của nhiều đại biểu tham dự buổi hội thảo, cho biết trong những năm qua, đặc biệt 10 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng mạnh là nhờ vào sản lượng thủy sản nuôi (cá tra và tôm) tăng.

Thế nhưng khoảng 2 năm gần đây, tốc độ tăng sản lượng thủy sản nuôi gần như “bão hòa”, nghĩa là sản lượng không tăng thêm, vì vậy muốn tăng kim ngạch xuất khẩu dựa vào sản lượng trong giai đoạn tới là rất khó.

Trong khi đó, sản xuất theo chiều sâu, làm tăng giá trị gia tăng các sản phẩm chế biến từ thủy sản như nước collagen thì hầu như không có.

“Muốn đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu (7,5 tỉ đô la vào năm 2015 và 10 – 10,5 tỉ đô la vào năm 2020), chúng ta không thể dựa vào tăng sản lượng nữa. Phải phấn đấu đưa tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng tăng lên so với hiện tại và đạt trên 60% vào năm 2015”, bà Thảo khẳng định.

Theo bà Thảo, muốn làm được điều này các doanh nghiệp phải tập trung xây dựng thương hiệu cho thủy sản, đầu tư hệ thống thiết bị phục vụ chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ thủy sản.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, cho biết rất khó để đạt được điều này vì hiện nay dù Việt Nam là quốc gia chiếm đến 90% thị phần thế giới về xuất khẩu cá tra nhưng sản phẩm chủ yếu cũng chỉ được xuất khẩu dạng thô (cá fillet), dạng giá trị gia tăng (các sản phẩm chế biến từ thủy sản như nước collagen) vẫn rất ít.

“Xuất khẩu cá tra của chúng ta phải qua nhiều tầng nấc trung gian, vì vậy, dù người dân nước nhập khẩu ăn cá rất đắt nhưng giá bán của ta lại quá rẻ”, ông Tám cho biết.

Sản xuất bền vững: Bao giờ?

Bên cạnh định hướng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 10 - 10,5 tỉ đô la vào năm 2020, ngành thủy sản Việt Nam còn đề ra mục tiêu đưa nền sản xuất thủy sản phát triển bền vững.

Thạc sĩ Dương Long Trì, Giám đốc Trung tâm thông tin thủy sản (Tổng cục Thủy sản), cho biết, một số giải pháp đã được Tổng cục Thủy sản đề xuất như quy hoạch lại vùng nuôi (cá tra, tôm); nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực khai thác đánh bắt thủy sản; đầu tư hệ thống hạ tầng và dịch vụ hậu cần; tăng cường quản lý chất lượng vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra trong nuôi trồng thủy sản; hợp tác sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân thông qua các hình thức liên kết bao tiêu sản phẩm…

Tuy nhiên, ý kiến của không ít đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, rất khó để đạt được sự bền vững trong sản xuất thủy sản vì doanh nghiệp khẩu xuất khẩu thủy sản cứ đua nhau bán rẻ cho đối tác, ép giá người nông dân...

Thực tế thời gian qua đã có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tự ý hạ giá bán sản phẩm cho đối tác nước ngoài để có tiền trả nợ ngân hàng.

Tuy nhiên, việc làm này chẳng những khiến giá trị xuất khẩu mặt hàng thủy sản của chúng ta sụt giảm mà còn đẩy người nuôi cá rơi vào cảnh lỗ lã vì bán sản phẩm dưới giá thành sản xuất (nông dân nuôi cá tra).

“Cạnh tranh bán rẻ sản phẩm cho đối tác của doanh nghiệp mình đã làm phá vỡ hình ảnh con cá tra chúng ta đang cố gắn xây dựng lâu nay”, ông Tám cho biết.

Chính việc làm trên là nguyên nhân của sự mất cân đối cung - cầu, dẫn đến thiếu bền vững trong chuỗi hoạt động từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu.

Chẳng hạn, khi nông dân có sản phẩm thì doanh nghiệp ép giá thu mua dẫn đến lỗ lã, ngưng sản xuất làm doanh nghiệp không có nguyên liệu chế biến, xuất khẩu và ngược lại.

 

Nguồn: TBKTSG

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Chăn nuôi lớn ngồi chờ phá sản
  • Tổng quan xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm
  • Gỡ thủ tục cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
  • Vua Tôm “mắc kẹt”
  • Doanh nghiệp chế biến thủy sản: Ôm rủi ro vì thiếu quy hoạch
  • Chia sẻ rủi ro cùng doanh nghiệp thủy sản
  • Doanh nghiệp thủy sản: Vẫy vùng trong khó khăn
  • Tăng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cá tra
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container