Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổng quan xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm

Cá ngừ và Nhật Bản là sản phẩm và thị trường có mức tăng trưởng mạnh nhất về giá trị tính chung 8 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm trước.

Cuối tuần qua, Tổng Cục Hải Quan Việt Nam đã công bố chính thức kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm.

Theo đó, mặc dù không đạt được mức tăng trưởng như các năm trước, cũng như thấp hơn so với bình quân kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần 4 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.

Xét về thị trường, Mỹ vẫn là thị trường có quy mô lớn nhất trong khi Nhật Bản tiếp tục là thị trường giữ được nhịp tăng trưởng về quy mô và dẫn đầu với mức tăng 23,2% về giá trị so với 8 tháng đầu năm 2011.

Tuy nhiên, tính riêng trong tháng 8, hầu hết các thị trường chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc  đều sụt giảm đáng kể. Chỉ có Trung Quốc và Hồng Kông, Mexico, Nga, Úc là có tăng trưởng.

Xét về nhóm sản phẩm, 2 mặt hàng có giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất là Tôm và cá tra, ba sa có kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 giảm khá mạnh, tính chung 8 tháng giảm lần lượt 1,8% và giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn số liệu: Hải Quan Việt Nam/Vasep


Trong khi đó, các sản phẩm như cá ngừ, nhuyễn thể, cua, ghẹ và giáp xác khác, các loại cá khác lại có kim ngạch xuất khẩu tăng tính chung 8 tháng đầu năm 2012. Cá ngừ tiếp túc dẫn đầu mức tăng trưởng với mức tăng 51,2% so với 8 tháng đầu năm 2011.

 

Nguồn số liệu: Hải Quan Việt Nam/Vasep


Được biết, thị trường nhập khẩu cá ngừ Việt Nam 8 tháng đầu năm dẫn đầu là Mỹ với 44,76% giá trị; tiếp theo là EU, Nhật bản, Asean và Hongkong....

Q. Nguyễn

Theo TTVN/ CafeF

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Gỡ thủ tục cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
  • Vua Tôm “mắc kẹt”
  • Doanh nghiệp chế biến thủy sản: Ôm rủi ro vì thiếu quy hoạch
  • Chia sẻ rủi ro cùng doanh nghiệp thủy sản
  • Doanh nghiệp thủy sản: Vẫy vùng trong khó khăn
  • Tăng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cá tra
  • Người nuôi tôm vẫn sử dụng chất cấm xử lý ao
  • Khuyến khích tư nhân chế biến xuất khẩu thủy sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container