Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một số lưu ý khi XK hàng thủy sản đông lạnh sang Hồng Kông

 (phần tiếp theo)

2. Quy định phi luật định

Các quy định về marketing thuỷ sản, CAP 291

-         Tất cả cá biển đông lạnh (không tính các loại có vỏ tươi sống, hải sản biển và cá trung chuyển) phải được cập cảng và bán cho các nhà bán buôn tại các chợ đầu mối bán buôn được điều hành bởi Tổ chức Marketing thuỷ sản.

-         Trừ khi có một giấy phép được cấp bởi giám đốc về Marketing, không loại cá tươi nào được vận chuyển trên đất liền hoặc đường thuỷ của Hồng Kông vượt quá 60kg.

-         Bất cứ người nào vi phạm quy định trên sẽ bị phạt với mức phạt tiền lên đến 10.000 đô la Hồng Kông và giam tù 6 tháng.

Để có thêm thông tin, đề nghị liên hệ:

-         FMO và Cơ quan hỗ trợ nghề cá, nông nghiệp, Cục Thuỷ sản và Bảo tồn thiên nhiên. địa chỉ 8/F, Cheung Sha

Wan Government Offices, 303 Cheung Sha Wan Road, Kowloon;

Tel: +852 2150 7066 or +852 2150 7103; Fax: +852 2314 2866.

Quy tắc ứng xử về thuỷ sản để ngăn chặn chất độc Ciguatera

Điều 59 (1) của Sắc lệnh về Y tế cộng đồng và các dịch vụ quốc gia cho phép Cục Thực phẩm và Vệ sinh môi trường có quyền đưa ra các thủ tục đặc thù cho việc kiểm tra thực phẩm nhập khẩu. Hiện nay, khi các sản phẩm hải sản ủy thác cập cảng nhập ở Hồng Kông, nó sẽ được Cục này kiểm tra và lấy mẫu. Nếu các nhà nhập khẩu không thể xuất trình giấy chứng nhận y tế trong quá trình kiểm tra, Cục sẽ lấy mẫu từ từ các hàng hóa này để kiểm tra trước khi trả hàng. Cục Thực phẩm và Vệ sinh môi trường Hồng Kông (FEHD) đã đưa ra một quy tắc ứng xử bao gồm những quy định tối thiểu về nhập khẩu và bán các loại thủy sản để tiêu thụ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm đặc biệt là ngăn chặn và kiểm soát chất độc ciguatera trong cá. Quy tắc này áp dụng với tất cả nhà nhập khẩu, bán buôn (gồm cả những trang trại nuôi cá ở nội địa Hồng Kông) và cửa hàng bán lẻ (gồm các nhà hàng bán cá tươi sống).

Nhập khẩu và tiêu thụ cá biển sử dụng cho người cần phải qua các biện pháp phòng ngừa và kiểm sóat chất độc Ciguatera trong cá. Chất độc Ciguatera trong cá được ghi nhận xuất hiện liên tục ở Hồng Kông, đôi khi thành những đợt bùng phát lớn. Độc tố này chủ yếu xuất hiện khi sử dụng các loại cá ăn san hô đá. Loại cá này tích tụ độc tố này trong cơ thể, đặc biệt trong các nội tạng do đó khi ăn các loại cá nhỏ, con người sẽ ăn chính tảo độc ở những vùng san hô đá. Nhìn chung, lượng cá càng nhiều thì mức độc tố càng cao. Tuy nhiên, khi quan sát bề ngoài, không dễ dàng để biết rằng cá đó có độc tố hay không. Độc tố này cũng không thể bị phá hủy trong quá trình đun nấu.

Những người bị nhiễm sẽ có triệu chứng tê liệt miệng và chân tay, nôn mửa, tiêu chảy, đau khớp và cơ. Nếu như độc tố bị nhiễm quá mức, hệ thống tuần hoàn và thần kinh cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Để có thể thực hiện các biện pháp quản lý nhanh chóng và hiệu quả trong trường hợp phát hiện cá nhiễm độc, các nhà nhập khẩu, nhà bán buôn và bán lẻ nên giữ lại những bằng chứng chính xác về việc cung cấp và phân phối tất cả các loại cá biển với chi tiết về nguồn gốc, điểm đến, phân phối, khối lượng, loại cá, tên và địa chỉ người mua, nhà phân phối trong ít nhất 60 ngày kể từ ngày giao dịch. Các bằng chứng này sẽ giúp ích cho việc giám định của các nhân viên chính phủ khi cần.

Thông tin thêm, liên hệ:

-   Cục Thực phẩm và Vệ sinh môi trường Hồng Kông

44/F Queensway Government Offices,

66 Queensway, Hồng Kông

E-mail: enquiries@fehd.gov.hk

http://www.fehd.gov.hk/safefood/library/Ciguatera_fish/fish_cop.html

Thí nghiệm sản phẩm

FEHD thí nghiệm những kim loại có thể bị pha trộn trong thực phẩm với hàm lượng tối đa các chất như thuỷ ngân, catmi và a-sê-nic. Mẫu thí nghiệm sẽ được mua. Thông thường các sản phẩm được thí nghiệm sẽ được trả kết qua trong vòng 6 giờ, tuỳ vào số lượng lô hàng vào. FEHD sẽ gửi kết quả trong một thư điện tử để tiết kiệm thời gian. FEHD cũng kiểm soát các chất bảo quản, gồm a-xit bô-ríc và đi-ô-xit sunphua vì các chất này bị cấm trong thuỷ sản. Axit a-cô-bic chỉ được phép trong giới hạn 1000 ppm.

Thông tin thêm liên hệ:

-         Food and Environmental Hygiene Department

Tel: +852 2867 5570 or 2868 0000 (24 giờ)

Fax: +852 2893 3547

Các yêu cầu nhiệt độ tối thiểu

Hiện không có các quy định cụ thể về nhiệt độ lưu giữ và vận chuyển thực phẩm nhưng các sản phẩm đông lạnh phải được giữ ở nhiệt độ -4 độ C hoặc thấp hơn.

3. Bao gói, ký mã hiệu và nhãn mác

Bao gói, ký mã hiệu: Việc đóng gói phải được thực hiện trong điều kiện vệ sinh để ngăn chặn nhiễm độc. Các nguyên liệu đóng gói và sản phẩm đóng gói phải tuân thủ các quy định về vệ sinh, cụ thể:

-         không làm giảm hương vị của sản phẩm

-         không chứa những chất có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người

-         đủ độ bền để bảo vệ sản phẩm

-         đáp ứng các yêu cầu vận chuyển.

Ngôn ngữ, hệ đo lường:

-         Ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Trung

-         Tiếng Anh có thể được sử dụng trong tất cả chứng từ và không cần thiết phải ghi nhãn mác bằng tiếng Trung, trừ khi bán lẻ sản phẩm.

-         Hệ đo lường: met

Ghi chú bên ngoài: Không có ghi chú đặc biệt nào. Không cần thiết phải ghi hưóng dẫn vận chuyển bằng tiếng Trung.

Nhãn mác

Nhập khẩu thủy sản đông lạnh đã được đóng gói phục vụ bán lẻ hay dịch vụ thủy sản đông lạnh đều phải tuân thủ các quy định ghi nhãn và thành phần của Hồng Kông. Những thông tin buộc phải có trên bao gói sản phẩm gồm: tên sản phẩm, thành phần nguyên liệu, điều kiện bảo quản hoặc hướng dẫn sử dụng, trọng lượng tịnh, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc đóng gói, thông tin dinh dưỡng và ngày hết hạn sử dụng. Các thông tin này có thể được ghi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung hoặc bằng cả hai thứ tiếng ngoại trừ thông tin về ngày hết hạn sử dụng phải được ghi bằng cả ký tự tiếng Anh và tiếng Trung theo thứ tự ngày/tháng/năm.

Yêu cầu về thông tin dinh dưỡng trên nhãn mác sản phẩm thủy sản đông lạnh được Hồng Kông đưa ra vào tháng 5/2008, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2010 nhưng trên thực tế đã được thực hiện trong kinh doanh thương mại. Những loại thủy sản đông lạnh có số lượng được bán tại Hồng Kông dưới 30.000 đơn vị sản phẩm/năm sẽ được miễn áp dụng quy định này với điều kiện sản phẩm không ghi thông tin dinh dưỡng trên nhãn mác.

Thêm vào đó, phải ghi trên nhãn sản phẩm những chất gây dị ứng và chất phụ gia thủy sản đông lạnh. Tuyên bố về việc có chất gây dị ứng phải đề cập trong thành phần nguyên liệu của các sản phẩm như ngũ cốc chứa gluten; loài giáp xác và các sản phẩm từ loài giáp xác; trứng và các sản phẩm từ trứng; cá và các sản phẩm từ cá; lạc, đậu nành và chế phẩm; sữa và các sản phẩm sữa (bao gồm đường sữa), hạt cây và các sản phẩm từ hạt. Phụ gia thủy sản đông lạnh phải được liệt kê tên cụ thể và phân loại chức năng hoặc mã số INS (Hệ thống ghi mã số quốc tế - International Numbering System) dành cho phụ gia thủy sản đông lạnh.

4. Thuế suất và hạn ngạch

Thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu vào Hồng Kông không phải chịu thuế nhập khẩu. Hồng Kông không áp dụng thuế VAT, thuế dịch vụ hay thuế tiêu thụ. Theo luật, các nhà nhập khẩu phải sử dụng hệ thống HS để kể khai hàng hóa. Danh mục phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (HS) do chính quyền Hồng Kông xuất bản và có thể mua tại văn phòng Cục Điều tra và thống kê Hồng Kông và Trung tâm xuất bản của chính quyền Hồng Kông.

http://www.info.gov.hk/censtatd/eng/news/rev_stat/hkiecl_amend/hkiecl_amend_index.html

Một số thủy sản bị hạn chế nhập khẩu, bao gồm những mặt hàng CITES/các động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Hồng Kông là thành viên của Công ước Washington về Kiểm soát thương mại các động vật có nguy cơ tuyệt chủng và kiểm soát nghiêm ngặt những chuyến hàng chở các động vật sống trong "danh sách". Các động vật có nguy cơ tuyệt chủng bao gồm các động vật có nguy cơ còn sống và đã chết, các bộ phận và những sản phẩm lấy từ động vật đó.

Các loại thủy sản có trong danh sách CITES không được chấp nhận trừ khi có được giấy phép xuất khẩu từ nước xuất xứ và một giấy phép nhập khẩu được cấp theo quy định liên quan đến CITES.

Để nhập khẩu hoặc sở hữu bất kỳ động vật có nguy cơ tuyệt chủng nào, nhà nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu hoặc sở hữu CITES cho từng chuyến hàng trước ít nhất một tháng từ Cục Nông nghiệp và Thủy sản.

(vietrade)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container