Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nạn nhiễm hóa chất tôm: Bỏ quên phần gốc

Vấn nạn tôm bị nhiễm hóa chất đã xảy ra vài năm gần đây, làm mất dần uy tín thủy sản VN, gây thiệt hại cho DN, đặc biệt khi XK vào những thị trường khắt khe về chất lượng như Nhật Bản. Tuy nhiên, thực tế các ngành chức năng mới chỉ đẩy mạnh kiểm tra tại các nhà máy (tức là khâu chế biến), còn vẫn bỏ ngỏ khâu nuôi trồng.

Việc kiểm tra chất lượng tôm hiện chỉ chú trọng tại các nhà máy, vẫn bỏ ngỏ khâu nuôi trồng

Theo Bộ LĐ - Y tế Phúc lợi Nhật Bản thì năm 2010 có 85 lô hàng thủy sản của VN NK vào Nhật Bản đã bị cảnh báo dư lượng hóa chất cấm vượt mức quy định, thì trong 11 tháng đầu năm 2011 có đến 123 lô hàng thủy sản VN vào Nhật tiếp tục bị cảnh báo, riêng với hóa chất Trifluralin đã bị cảnh báo 27 lô...

Làm khó DN uy tín

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho rằng, DN thủy sản rất ủng hộ việc ngành chức năng tăng cường kiểm tra VSATTP thủy hải sản XK tại các DN. Tuy nhiên, các biện pháp trên chưa triệt để, chỉ mới dừng ở ...phần ngọn bởi việc tăng cường ngăn ngừa vấn nạn này trong khâu nuôi trồng - được coi là phần gốc vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Cũng theo Vasep, mới đây Bộ NN-PTNT tiếp tục tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, ngăn ngừa hóa chất cấm trong thủy sản khi ban hành QĐ 2654/2011/BNN- QLCL có hiệu lực từ 31/10/2011, quản lý ATVSTP trong các lô hàng thủy hải sản XK sang Canada và Nhật Bản. Tuy nhiên, QĐ 2654/2011/BNN- QLCL đã gây nhiều khó khăn, bất cập cho DN như: Các DN chế biến có hệ thống kiểm soát chất lượng tốt, chưa bị cảnh báo hoặc rất ít bị cảnh báo cũng bị kiểm tra như các DN chưa đạt hoặc đã bị cảnh báo. Đối với các lô hàng XK chế biến bằng nguyên liệu NK đã có chứng thư  ATVSTP của nước XK, đã được cơ quan thú y VN lấy mẫu kiểm tra thì cũng bị kiểm tra. Như vậy là không công bằng, gây tốn kém không cần thiết và không khuyến khích DN tự kiểm tra

Kêu sao cho thấu...

Chính việc các cơ quan chức năng của một số tỉnh ĐBSCL thiếu kiên quyết, thiếu mạnh tay với nạn bơm tạp chất vào tôm đã khiến nạn bơm tạp chất vào tôm không giảm, làm mất uy tín của ngành thủy sản VN, đặc biệt là tôm XK vào thị trường Nhật.

Trước bất cập trên, ngày 29/11/2012, Vasep đã có công văn 179/2011/CV-VASEP  kiến nghị về QĐ 2654/2011/BNN - QLCL, cụ thể như: Chỉ kiểm tra kháng sinh 100% đối với các DN XK sang Nhật Bản và Canađa đã từng bị 2 nước này cảnh báo hóa chất, kháng sinh... Nếu DN có liên tiếp 10 lô hàng không bị nước NK cảnh báo hóa chất, kháng sinh cấm thì miễn kiểm tra. Một nội dung hết sức quan trọng nữa là phải tăng cường kiểm soát việc sử dụng hóa chất, kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Trong đó,  biện pháp trước mắt là cấm lưu hành và sử dụng kháng sinh Enrofloxacin và đưa ra chất thay thế kháng sinh này bởi đây là hóa chất cần đặc biệt quan tâm khi tính đến ngày 18/11/2011, có đến 43 lô tôm của VN XK vào Nhật đã bị cảnh báo vì có chứa chất này.

Tuy nhiên, dường như ngành chức năng vẫn giữ nguyên quan điểm của mình khi ngày 7/12/2011, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã có CV 2315/QLCL- CL1 trả lời CV 179/2011/CV- VASEP. Theo đó, NAFIQAD cho rằng các biện pháp kiểm tra của mình đã có hiệu quả tốt, các biện pháp ngăn chặn đã có hiệu quả và phù hợp.

Ông  Võ Văn Phục - Tổng GĐ Cty CP Thủy sản sạch VN (Vina Cleanfood) bức xúc: Chính việc các cơ quan chức năng của một số tỉnh ĐBSCL thiếu kiên quyết, thiếu mạnh tay với  nạn bơm tạp chất vào tôm đã khiến nạn bơm tạp chất vào tôm không giảm, làm mất uy tín của ngành thủy sản VN, đặc biệt là tôm XK vào thị trường Nhật. Không chỉ vấn nạn bơm tạp chất một cách chủ động vào tôm của một số người làm ăn gian dối làm mất uy tín con tôm VN, mà cả việc sử dụng hóa chất trong quá trình nuôi tôm như hai loại hóa chất Trifluralin, Enrofloracin cũng làm tôm bị nhiễm hóa chất thụ động. Do vậy mỗi năm Vina Cleanfood đã phải chi khoảng 3 tỉ USD cho công tác kiểm nghiệm nhưng vẫn không thể ngăn nỗi tình trạng này.

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Bất lực với tôm giống kém chất lượng
  • Hóa giải thách thức của thủy sản
  • Lạc quan đi cùng nỗi lo
  • Thức ăn thủy sản: giá tăng, chất lượng không đạt
  • Đầu tư hơn 24.500 tỉ đồng cho thủy sản đến năm 2020
  • Nhu cầu chăn nuôi giảm, giá con giống lao dốc
  • Hai bộ nhùng nhằng, ai chịu thiệt?
  • Vệ sinh thủy sản Việt Nam tương đương Nhật Bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container