Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Săn rươi kiếm vài chục triệu đồng mỗi vụ

Sau mỗi vụ rươi, với giá thành như hiện nay (khoảng 350 – 400 nghìn đồng/1kg) mỗi gia đình làm rươi ở Ninh Bình thường thu được 40 – 50 triệu đồng/vụ.

Làm rươi rất vất vả, mỗi khi đến mùa rươi, nhiều gia đình phải dậy từ nửa đêm để canh lấy nước triều cường vào đầm nhà mình để rươi chui từ dưới long đất lên và đến khi trời sang thì phải tháo nước ra để rươi theo dòng chảy.

Cắm “săm” để bắt rươi – “săm” là một dụng cụ làm bằng lưới như một chiếc túi nhỏ chuyên dùng để bắt rươi và mỗi khi nước triều rút ra ngoài bãi, rươi sẽ theo dòng chảy và chui vào những chiếc “săm” này, khi nào “săm” đầy, người làm rươi sẽ kéo lại và trút rươi vào thùng, rổ để hứng tiếp mẻ rươi mới.

Theo nhiều người có thâm niên làm rươi ở thuộc xã Kim Tân (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), những năm trước từ cuối tháng chin, đầu tháng mười là bắt đầu có rươi nhưng năm nay, mùa rươi đến muộn, tận rằm tháng mười (âm lịch) rươi mới "bói" một vài con...

Rươi sau khi được vớt lên bờ sẽ được lọc cẩn thận để loại bỏ rác và tạp chất. Toàn bộ công việc này được làm theo một công đoạn rất cẩn thận và nhẹ nhàng vì nếu làm ẩu và mạnh tay, rươi sẽ bị dập than, vỡ ruột và chết.

Những chú rươi có hình dạng rất giống loài rết nhưng thân rất mềm và có hai loại chính là rươi xanh (loại nhỏ) và rươi hồng (loại lớn).

Sau khi loại bỏ hết rác và tạp chất, rươi sẽ được các lái buôn đưa vào thùng xốp có tưới nước lạnh để rươi co lại và nằm im, sau đó sẽ được đem đi các nơi tiêu thụ.
Sau mỗi vụ rươi, với giá thành như hiện nay (khoảng 350 – 400 nghìn đồng/1kg) mỗi gia đình làm rươi thường thu được 40 – 50 triệu đồng/vụ.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Nạn nhiễm hóa chất tôm: Bỏ quên phần gốc
  • Bất lực với tôm giống kém chất lượng
  • Hóa giải thách thức của thủy sản
  • Lạc quan đi cùng nỗi lo
  • Thức ăn thủy sản: giá tăng, chất lượng không đạt
  • Đầu tư hơn 24.500 tỉ đồng cho thủy sản đến năm 2020
  • Nhu cầu chăn nuôi giảm, giá con giống lao dốc
  • Hai bộ nhùng nhằng, ai chịu thiệt?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container