Ngành thuỷ sản Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu trong nền kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung |
Năm 2010, xuất khẩu thủy sản đã đạt 4,95 tỷ USD, chiếm 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
Quý 1-2011, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 153.062 tấn với giá trị 376,430 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2010 đã tăng 21,6% về giá trị trong khi khối lượng chỉ tăng 5,2%. Dự kiến sản lượng nguyên liệu năm 2011 chỉ đạt khoảng 800.000 tấn cho xuất khẩu, lượng nguyên liệu từ nay đến cuối năm dao động khoảng 500.000 tấn. Thủy sản là một trong 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nhưng những thách thức liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nhiệp xuất khẩu thủy sản không nhỏ, đòi hỏi nhiều chuyển biến nhằm phát triển bền vững.
Lợi thế và thách thức.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm XK thủy sản đem về 1 tỷ USD/năm. Hiện có khoảng 300 doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản, chủ yếu là tôm và cá tra. Trong đó, có 26 DN đã lên sàn, niêm yết, quản trị hiện đại.Vừa qua, chính sách nới lỏng tỷ giá VND/USD của Ngân hàng nhà nước có lợi cho doanh thu XK nhưng lại bất lợi cho các khoản vay và tăng giá thiết bị, nguyên liệu nhập khẩu đầu vào.
Mọi chi phí đầu vào tăng đột biến, giá cá nguyên liệu chót vót ở mức kỷ lục, báo động về con giống, tình trạng khan hiếm cá tra… Ông Đặng Hiền Sĩ – Phó Tổng Giám đốc Cty CP Docifish – cho rằng, nhiều DN cá tra đang “quay như chong chóng” trong khi giá XK không đuổi kịp giá thành. Chính lúc này, ngân hàng liên tục nâng mức lãi suất cho vay, từ 14% lên trên 20%/năm. Với tình trạng như hiện nay, DN đang đau đầu để “ kiếm cơm” công nhân làm việc tại nhà máy.
Theo ông Sĩ: Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNXK thủy sản, theo nhiều DN thủy sản mong muốn được hỗ trợ giải quyết khó khăn về vốn, trong đó chủ yếu là hỗ trợ lãi suất, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, giảm bớt các yêu cầu về thế chấp và định giá tài sản thế chấp cần phù hợp hơn với giá thị trường. Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa thủ tục thuế và hải quan, cụ thể, đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế đầu vào, tinh giản các thủ tục và quy trình hải quan, triển khai thuế và hải quan điện tử.
Trong hội thảo Doanh nghiệp cá tra 2011 – Tổng kết XK quý I/2011 vừa tổ chức tại TP.HCMThứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương cũng cho rằng: Ngành thủy sản luôn phải đối mặt với vấn đề thiếu nguyên liệu, để thoát khỏi tình trạng thiếu nguyên liệu cá tra trầm trọng như hiện nay, doanh nghiệp nên tự nuôi cá, tiến tới chủ động được khoảng 30% nguyên liệu. Đồng thời, trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng mạnh, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm tới tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.
Theo ông Phương: Các DNXK, việc tổ chức hệ thống hỗ trợ, cung cấp thông tin và chính sách đối với hoạt động XK là hết sức quan trọng, đặc biệt là việc kịp thời thông tin cho DN khi có những biến động trên thị trường, tìm thị trường, tìm đối tác. Theo nhiều doanh nghiệp, cần thay đổi hình thức xúc tiến thương mại hiện nay nhằm tránh cạnh tranh trong nội bộ, tăng sức cạnh tranh của ngành hàng.
Cần thương hiệu quốc gia cho ngành thủy sản
Năm 2010, một năm Ngành thuỷ sản Việt nam từng bước vượt qua những rào cản và cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới: Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra, ba sa, cá tra bị đưa vào danh sách đỏ, Brazil tuyên bố có biện pháp kiểm soát an toàn...Tuy nhiên, thuỷ sản Việt nam vẫn được đánh giá là tăng trưởng rất ổn định.
Ngành thuỷ sản Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu trong nền kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung. Việc xây dựng thương hiệu quốc gia cần trở thành ưu tiên hàng đầu của Tổng cục thủy sản, Hiệp hội chế biến và XK thủy sản, các đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài.
Để tăng sức cạnh tranh, ngành thủy sản cần có phương hướng phát triển bền vững bằng cách cải thiện chất lượng, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến được quốc tế công nhận như Global GAP. Việc lạm dụng kháng sinh tại các vùng nuôi nguyên liệu cần được xóa bỏ, khuyến khích việc sử dụng các giải pháp bảo vệ môi trường vùng nuôi.
Mới đây, TW Hội Nghề Cá VN đề xuất tổ chức phát động giải thưởng “Chất lượng vàng Thuỷ sản lần thứ 2” với tiêu chí tôn vinh các cá nhân, tổ chức là các điển hình tiên tiến xuất sắc trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ hậu cần nghề cá.... nhằm xây dựng thương hiệu Thuỷ sản VN phát triển bền vững trên thị trường quốc tế, và bảo vệ quốc phòng an ninh trên biển.
Mặc dù trong các mặt hàng XK của Việt Nam, thủy sản được đánh giá là năng động trong việc tìm kiếm thị trường song theo đánh giá của chính các DNXK, vẫn còn nhiều phân khúc của thị trường chưa được khai thác. Ngoài hơn 150 thị trường nước ngoài chưa được khai thác, ngay tại thị trường cũ, nhiều phân khúc cũng chưa được khai thác hết. Vẫn còn nhiều dư địa để mở rộng thị trường hơn nữa. Các thị trường mới sẽ có những nhu cầu, thị hiếu mới thúc đẩy ngành thủy sản phải đa dạng hóa mặt hàng, tối ưu hóa nguyên liệu chế biến, đưa thương hiệu thủy sản Việt Nam có một vị thế vững chắc hơn trên thương trường quốc tế.
(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com