Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ấn Độ - "thế lực mới" trong chuỗi cung ứng toàn cầu

 

Sản xuất linh kiện xe hơi tại một nhà máy ở Madras, Ấn Độ. Ảnh: BBC

Ấn Độ là một trong những “đại gia” về lĩnh vực dịch vụ và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng chế tạo của nước này hiện chiếm chưa tới 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thấp hơn nhiều so với mức trên 30% của Trung Quốc. Với những chính sách mới cùng hơn 500.000 cử nhân công nghệ ra trường mỗi năm, Ấn Độ đang nỗ lực để khẳng định vị trí của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu ở các lĩnh vực như chế tạo ô tô, dầu khí, thép, hàng điện tử tiêu dùng.

Nhờ sản phẩm uy tín, chất lượng cao và giao hàng đúng hẹn, một số công ty Ấn Độ được các tập đoàn sản xuất ô tô đa quốc gia tin tưởng chọn đặt mua linh kiện. Các hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới như Hyundai, General Motors, Toyota và Ford đang “bắt tay” với các công ty địa phương hoặc mở nhà máy sản xuất riêng của mình để cung ứng xe hơi sản xuất ở Ấn Độ ra toàn thế giới. Trong những năm tới, Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục là cơ sở sản xuất quan trọng cho các hãng xe hơi, do chi phí ở đây thấp trong khi nhu cầu của thị trường nội địa với gần 1,2 tỉ người tiêu dùng đang gia tăng.

Ấn Độ cũng có thế mạnh về dầu khí với các công ty lọc dầu có năng lực tầm cỡ quốc tế. Nước này sở hữu khoảng 5% trữ lượng dầu toàn cầu (tương đương gần 6 tỉ thùng). Các doanh nghiệp dầu khí Ấn Độ đang mở rộng hoạt động ra bên ngoài, mà gần đây nhất là vụ Tập đoàn dầu khí Ấn Độ cùng 3 công ty khác đấu thầu tham gia khai thác dầu ở Venezuela.

Ấn Độ hiện là một trong những nước xuất khẩu quặng sắt hàng đầu thế giới với khoảng 100 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thép Ấn Độ gặp trở ngại trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu. Chỉ một số ít tập đoàn có quặng sắt riêng trong khi phần còn lại phụ thuộc vào quặng sắt của chính phủ. Do đó, các nhà sản xuất thép nội địa đang ra sức tìm kiếm nguồn nguyên liệu ở nước ngoài. Chẳng hạn, vào năm 2010, hãng sản xuất thép lớn thứ 6 thế giới Tata sẽ khai thác mỏ Sedibang có trữ lượng khoảng 50 triệu tấn ở Nam Phi. Năm tới, Tata cũng dự kiến khai thác 4 triệu tấn quặng sắt/năm ở Canada.

Hàng điện tử tiêu dùng là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Việc thành lập các đặc khu kinh tế của chính phủ Ấn Độ với chính sách miễn giảm thuế đã khiến các nhà sản xuất toàn cầu như Samsung, Nokia, Motorola... đua nhau mở nhà máy sản xuất tại đây. Ngoài ra, sức hấp dẫn của Ấn Độ còn ở chỗ nước này cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử tiêu dùng. Dự kiến tới cuối năm 2010, Ấn Độ sẽ thu hút được 6 -10 tỉ USD vốn FDI vào ngành này.

(Theo CTO, IAGS)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container