Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dịch vụ cảng biển ở Hải Phòng- Đầu tư nâng cấp đồng bộ và mở rộng

 

Trong ba tháng đầu năm nay, sản lượng hàng qua cảng biển khu vực Hải Phòng giảm sút nghiêm trọng. Vấn đề cần quan tâm hiện nay là: làm thế nào để dịch vụ cảng biển khu vực Hải Phòng vượt qua khó khăn trước mắt, hướng tới phát triển ổn định, bền vững để có sự  tăng trưởng đột phá trong thời gian tới, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế biển Hải Phòng.


Cảng vắng, tàu thưa …   

      

2 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng hàng hoá qua Cảng Hải Phòng giảm tới 25% so với cùng kỳ năm 2008. Không riêng Cảng Hải Phòng, các cảng khác trong khu vực Hải Phòng cũng luôn trong tình trạng “cảng vắng, tàu thưa”, khác hẳn thời kỳ đầu năm 2008, các cảng  - luôn quá tải, hàng hoá kín kho bãi, thậm chí có đơn vị phải thuê thêm bãi hậu phương để chứa hàng.

     

Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng Dương Thanh Bình cho biết: “theo quy luật các năm trước đây, hàng hoá xuất nhập khẩu những tháng cuối năm cao hơn những tháng đầu năm. Nhưng năm 2008 và thời gian từ đầu năm 2009 đến nay thì ngược lại. Trong 6 tháng đầu năm 2008, hàng hoá qua cảng tăng trưởng “nóng”, khiến các cảng quá tải về nhân lực, thiết bị xếp dỡ, kho bãi, gây ùn tắc cục bộ. Do kinh tế thế giới khủng hoảng, Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô giảm nhập siêu và các giải pháp kiềm chế lạm phát, nên dẫn đến hàng hoá cuối năm 2008 giảm mạnh, tình trạng này kéo dài đến  hết quý 1 năm nay và chưa thấy có sự cải thiện đáng kể. Đáng chú ý, các mặt hàng giảm sút mạnh, tập trung vào hàng nhập khẩu công-ten-nơ, phân bón, thức ăn gia súc, sắt thép, thiết bị…”

       

Dự báo năm 2009, các thị trường có sức tiêu thụ lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU tiếp tục suy thoái, những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này chịu sức ép lớn trong cạnh tranh, sản lượng và ngành hàng giảm là điều khó tránh khỏi. Đồng thời, Chính phủ tiếp tục hạn chế nhập siêu để kiềm chế lạm phát, dẫn tới hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cảng tiếp tục giảm. Đây là khó khăn chung đối với các doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, đòi hỏi có các biện phap trước mắt, cũng như lâu dài để vượt qua thời điểm này.

 

Cần những Giải pháp hữu hiệu trước mắt và lâu dài

 

Để tự giải thoát khỏi tình trạng “cảng vắng, tàu thưa”, Cảng Hải Phòng cũng như các đơn vị kinh doanh dịch vụ cảng biển trên địa bàn tiếp tục tổ chức làm  tốt công tác thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ xếp dõ, giao nhận, bảo quản hàng hoá. Đồng thời phát triển khách hàng trên cơ sở ma-két-ting, mở rộng các mối quan hệ đối với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan liên quan tranh thủ sự ủng hộ đối với các cảng. Nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm trên tất cả các lĩnh vực, tăng cường kiểm tra công tác điều hành sản xuất, thực hiện chuẩn mực quy trình xếp dỡ hàng hoá, vệ sinh môi trường, an toàn lao động, giữ vũng an ninh trật tự, tạo môi trường hấp dẫn đối với khách hàng.

     

Cảng Hải phòng tiếp tục hoàn thiện mô hình hoạt động công ty TNHH một thành viên, tiến hành cổ phần hoá hoặc chuyển một số đơn vị thành viên thành công ty TNHH một thành viên, tiến tới xây dựng mô hình công ty mẹ-con. Thực hiện đổi mới  tổ chức cơ cấu lao động hợp lý theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Cảng Hải Phòng tận dụng thời cơ khi lượng hàng giảm, áp lực về cầu bến sản xuất chưa cao, tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng ở Đình Vũ như hoàn thành xây dựng cầu số 5, triển khai cảng  Đình Vũ giai đoạn 3; sớm hoàn thành các dự án đầu tư thiết bị, phục vụ xếp dỡ, đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng. Cảng Hải Phòng mở rộng dịch vụ nhằm tạo nguồn thu, phối hợp với Tổng công ty đường sắt Việt Nam nâng cao hiệu quả tuyến vận tải đường sắt Hải Phòng- Lào Cai. Kết hợp với các đối tác tổ chức vận tải , bốc xếp apatít cho Nhà máy DAP Hải Phòng. Liên kết với các đối tác thiết lập tuyến vận tải công-ten-nơ bằng sà lan, hình thành nơi thu gom, tập kết hàng công- ten-nơ tuyến hải Phòng- Móng Cái nhằm giải toả sự quá tải trên tuyến giao thông này vốn quá chật chội và đầy nguy hiểm về an toàn giao thông.

    

Về lâu dài, thành phố và ngành Hàng hải cần có sự phối hợp tích cực trong việc thúc đẩy triển khai đầu tư luồng tàu, đê chắn sóng, xây dựng bến khởi động đầu tiên đối với Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện để đón đầu cơ hội khi nền kinh tế thế giới và trong nước phục hồi. Thành phố tạo điều kiện về mặt bằng cho các đơn vị đầu tư xây dựng cung cấp dịch vụ logistic, đáp ứng phương thức dịch vụ tiên tiến trên thế giới. Đồng thời, quan tâm phát triển các dịch vụ hậu phương sau cảng, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường dẫn tới các cảng, tiếp tục tháo gỡ vướng mắc trong quá trình quản lý, khai thác Cảng, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp cảng- dịch vụ- vận tải. Hiện tại, các đơn vị cảng và dịch vụ hậu cần sau cảng như đại lý hàng hải, đại lý uỷ thác, logistic, bãi phụ trợ tại Hải Phòng chưa có sự thống nhất liên kết với nhau theo hình thức các hiệp hội ngành nghề. Thực tế cho thấy, công tác quy hoạch tổng thể về xây dựng phát triển cảng biển còn yếu, các cảng phát triển nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm, dẫn tới khó khăn trong kiểm soát quản lý chất lượng dịch vụ, cạnh tranh thiếu lành mạnh, dàn trải nguồn vốn đầu tư, lãng phí quỹ đất , khó khăn trong quy hoạch tổng thể về đường điện, cấp, thoát nước.

 

Để đón bắt cơ hội trong tương lai, việc cân đối nguồn vốn đầu tư, xúc tiến liên doanh, liên kết với các hãng tàu, nhà đầu tư trong nước, quốc tế để đầu tư và khai thác cảng biển là rất cần thiết trong thời gian tới.

( Theo báo điện tử Hải Phòng)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container