Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính phủ dành 20 nghìn tỷ đồng kích cầu đầu tư ngành GTVT

Nhiệm vụ và giải pháp quan trọng nhất năm 2009 của ngành GTVT là vượt khó khăn bảo đảm tăng trưởng cao, tiếp tục giảm thiểu tai nạn, chống ùn tắc tại các đô thị lớn - Đây là ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2008 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2009 của Bộ GTVT, ngày 30-12, tại Hà Nội.
Thủ tướng cũng yêu cầu: “nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, kịp thời có các thể chế quy hoạch, đầu tư, vận tải; chỉ đạo điều hành một cách quyết liệt và năng động, sáng tạo.”.
 
Thủ tướng chỉ đạo, “ngành giao thông cần tập trung cao độ, ưu tiên tối đa cho nhiệm vụ kích cầu đầu tư trong các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp và vận tải, Chính phủ sẽ ... dành khoảng 20 nghìn tỷ đồng; trong đó, có 10 nghìn tỷ đồng trái phiếu và 10 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách thực hiện nhiệm vụ kích cầu đầu tư”.
 
Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng cho biết, từ tháng 8-2008 đến cuối năm, với những giải pháp đồng bộ và kịp thời của Chính phủ ...,nhiều công trình giao thông trên địa bàn cả nước đã bắt đầu sôi động trở lại và đẩy nhanh tiến độ thi công, nhiều dự án mới được triển khai.
 
Ngành vận tải chính là lĩnh vực được đánh giá chịu nhiều tác động hơn cả do ảnh hưởng của giá nguyên nhiên liệu, nhu cầu, luồng hàng biến động,… và được dự báo sẽ “tiếp tục khó khăn trong năm 2009”.
 
Công nghiệp giao thông tiếp tục tăng trưởng “song mức tăng không đồng đều ở từng lĩnh vực, thí dụ công nghiệp tàu thủy giữ vững và phát triển về thị trường nhưng công nghiệp ôtô gặp nhiều khó khăn do sức ép gia nhập WTO, mức cầu tiêu dùng chỉ tăng trưởng 3,5 - 3,7% so với năm trước”.
 
Năm 2008 là năm triển khai toàn diện Nghị quyết số 32/NQ-CP của Chính phủ với những kết quả đáng khích lệ: 11 tháng đầu năm 2008, số người chết do tai nạn giao thông đã giảm 1.512 người so cùng kỳ năm trước, chấn thương sọ não giảm 30-40%; thói quen đội MBH của người điều khiển mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông đã hình thành; Bước đầu xã hội hóa vận tải đường sắt với nhiều đoàn tàu “xã hội hóa”; lần đầu tiên có cảng xây dựng bằng vốn doanh nghiệp cảng hàng không quốc tế Phú Quốc; lần đầu tiên Công ty hàng không cổ phần Indochina Airlines bắt đầu khai thác đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh... cũng là những dấu ấn thay đổi.
 
Nhiều ý kiến tại Hội nghị cho rằng, điều quan trọng là phải khắc phục được những vướng mắc, hạn chế tồn tại trong lĩnh vực XDCB giao thông, nhất là công tác GPMB quá chậm, gây ách tắc ở hầu hết các dự án. Bên cạnh đó, tiếp tục tháo gỡ những cơ chế, thủ tục đầu tư XDCB giúp các nhà thầu tận dụng thời điểm giá VLXD giảm để đẩy nhanh tiến độ thi công và bàn giao đúng hạn các dự án. Một số kiến nghị yêu cầu bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án, đặc biệt là các dự án chuyển tiếp, các dự án hoàn thành trong năm 2009.
 
Cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý;  tháo gỡ khó khăn về vốn, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý nợ; tiếp tục triển khai mạnh mẽ chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phát huy vai trò giám sát của nhân dân, đặc biệt là với các dự án đầu tư hạ tầng giao thông cũng là những chủ đề nổi bật của Hội nghị.
 
Hội nghị đề xuất với Thủ tướng  Chính phủ 5 giải pháp cấp bách, theo đó, cần bố trí sớm cho các dự án chuyển tiếp, đặc biệt là các dự án hoàn thành năm 2009 để đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư đồng thời tiếp tục bổ sung danh mục và mức vốn sử dụng trái phiếu Chính phủ để triển khai các dự án mới. Bộ cũng đề nghị Chính phủ cho khoanh nợ, ứng trước kế hoạch năm 2009, bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án chuyển tiếp. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ GPMB và Nhà nước cần có chính sách ưu đãi nhằm thu hút mạnh hơn nữa vốn đầu tư trong và ngoài nước.
 
Một số tồn tại, vướng mắc:
 
1.     Một số đề án văn bản quy phạm pháp luật và quy hoạch còn chậm tiến độ hoặc chất lượng chưa cao.
 
2.     Chưa có phương án vốn khả thi để triển khai mở rộng hệ thống giao thông đô thị tại các thành phố lớn.
 
3.     Kết quả giải ngân các dự án còn hạn chế, tiến độ các công trình, dự án còn chậm.
 
4.     Thiếu nguồn kinh phí cấp cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
 
5.     Dịch vụ vận tải nhìn chung còn thấp so với khu vực, sức cạnh tranh và thị phần vận tải quốc tế thấp.
 
6.     Hiểm họa về an toàn giao thông còn rất lớn, nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn khi tham gia giao thông còn nhiều.
 
7.     Sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng cao nhưng không đồng đều trong từng lĩnh vực.
 
8.     Ngân sách nhà nước giảm trong những năm qua. Việc khai thác các nguồn lực khác ngoài ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông còn hạn chế, chưa có chính sách hữu hiệu.
 
9.     Còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp.
 
10.  Còn nhiều bất cập trong công tác bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động trong thi công…
 
11.  Chưa có bước cải tiến mạnh mẽ trong cải cách hành chính, chống tham nhũng tiêu cực.
 
Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 của ngành GTVT
 
- Vận tải: hàng hóa tăng 9-10%, hành khách tăng 8-9%
 
- Công nghiệp GTVT tăng 29% về giá trị, 34,5% về doanh thu.
 
- XDCB: thực hiện hơn 4,8 nghìn tỷ cho dự án ODA, giải ngân 10 nghìn tỷ đồng vốn TPCP, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình vốn ngoài ngân sách dở dang, sớm hoàn chỉnh thủ tục để khởi công các công trình đã xác định nguồn vốn.
 
- Tiếp tục kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông, đặc biệt giảm số người chết, các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.

(Theo báo Nhân Dân )

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Nâng cao hiệu quả quản lý giao thông-vận tải
  • Ứng dụng hỗn hợp khí cho hoạt động vận tải công cộng: Cần thiết nhưng phải tính toán hợp lý
  • Vận tải biển Việt Nam trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container