Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không còn “đường” cho DN vận tải nhỏ

Quy định về lượng xe tối thiểu được đề cập trong Dự thảo lần 3 Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô có thể sẽ khép lại cơ hội hành nghề của hàng ngàn doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực này.

Không có nhiều đơn vị đủ lực để bỏ ra hàng chục tỷ đồng bổ sung, nâng cấp đội xe - Ảnh: Hoài Nam

Chưa phù hợp với thực tế


Trong số 10 điều kiện cần để các DN, hợp tác xã (HTX) có thể tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đáng lưu ý là việc cơ quan soạn thảo Dự thảo nêu trên (Bộ Giao thông - Vận tải) quy định, các DN, HTX có trụ sở đóng tại trung tâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có số lượng xe tối thiểu 50 xe và các đơn vị có trụ sở đóng tại trung tâm các huyện, xã thuộc tỉnh, thành phố phải có tối thiểu 30 xe.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam – thành viên ban soạn thảo Dự thảo Nghị định cho rằng, các DN vận tải đường bộ muốn phát triển theo hướng công nghiệp, phải có quy mô nhất định về số lượng phương tiện. Có quy mô đủ lớn, các DN mới có điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức đảm bảo an toàn giao thông.

Trái với quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Kiên, Phó giám đốc Công ty cổ phần Vận tải khách Long Thu – DN đăng ký kinh doanh tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình chuyên chạy tuyến Mỹ Đình, Hà Nội khẳng định, nếu bị “chốt” ở mức 30 đầu xe thì không chỉ huyện Quỳnh Phụ mà tất cả các huyện khác thuộc tỉnh Thái Bình – một địa phương đông dân cư và chỉ có thuần một loạt hình vận tải khách đường bộ sẽ “sạch bóng” các DN vận tải quy mô nhỏ và vừa.

Hoạt động kinh doanh vận tải ngày càng khó khăn, nên sẽ không có nhiều đơn vị đủ lực để bỏ ra hàng chục tỷ đồng bổ sung, nâng cấp đội xe. Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đường bộ bằng container, tình hình còn bi đát hơn, bởi ngay cả các DN kinh doanh tiếp vận lớn, rất ít đơn vị đạt được con số 30 đầu xe container.

Theo tính toán của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA), quy định về số lượng xe tối thiểu được đề cập trong Dự thảo Nghị định sẽ khép lại “đường” kinh doanh của khoảng 70% DN vận tải tại Việt Nam. “Hiện nay, quy mô của các đơn vị làm dịch vụ vận tải ở Việt Nam còn rất nhỏ, trung bình chỉ đạt khoảng 10 xe/đơn vị.

Việc đưa ra con số quá cụ thể về quy mô sẽ vừa gây khó cho DN, vừa gây khó cho các cơ quan quản lý nhà nước. Để giúp DN tích tụ sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, Nhà nước nên đưa ra những chính sách khuyến khích và có lộ trình thích hợp. Nên để DN tự quyết số lượng phương tiện căn cứ theo trình độ quản lý, nhu cầu kinh doanh của đơn vị”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch VATA phân tích.

Thêm nhiều “giấy phép con”

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, nên ngoài giấy đăng ký kinh doanh, các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ còn cần phải đáp ứng một số yêu cầu về kỹ thuật phương tiện, trình độ người điều khiển phương tiện, tiêu chuẩn khí thải, môi trường. Dù cơ quan soạn thảo luôn cho rằng, đã chú ý giảm bớt thủ tục hành chính, phiền hà, nhưng trong Dự thảo Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và các thông tư hướng dẫn, người ta vẫn thấy xuất hiện thêm nhiều loại “giấy phép con”.

Theo Dự thảo Nghị định, phương tiện tham gia kinh doanh vận tải khách trên tuyến cố định còn phải có sổ nhật trình và “phù hiệu xe chạy tuyến cố định” chỉ có giá trị 6 tháng do Sở Giao thông – Vận tải cấp. Để có được phù hiệu này, các DN, HTX cần có đủ điều kiện quy định và đã được cấp phép kinh doanh vận tải, đồng thời cần đăng ký khai thác, đăng ký bổ sung, đăng ký thay xe.

Hồ sơ đăng ký khai thác tuyến đã công bố gồm: giấy đăng ký khai thác tuyến kèm theo bản sao hợp lệ đăng ký xe ô tô của những xe trong danh sách đăng ký, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp; bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp; bản sao hợp lệ giấy phép kinh doanh vận tải hành khách... “Với chừng ấy thủ tục, giấy tờ, để có được phù hiệu là rất mệt mỏi”, lãnh đạo một DN vận tải bức xúc.

Tương tự, xe chạy hợp đồng cũng cần có "phù hiệu xe hợp đồng", "phù hiệu xe taxi", "phù hiệu xe vận chuyển khách du lịch", "phù hiệu xe kinh doanh vận tải hàng", "xe taxi hàng" và các loại phù hiệu này chỉ có giá trị 6 tháng, riêng phù hiệu xe vận chuyển khách du lịch có giá trị 12 tháng.

Theo ông Hùng, các loại phù hiệu chỉ để giúp các cơ quan quản lý phân biệt giữa các loại hình xe tham gia kinh doanh dịch vụ chuyên chở hành khách và hàng hóa công cộng, không nên làm phức tạp thủ tục. Các loại phù hiệu nên được làm thật bền để sử dụng lâu dài, khi nào hỏng thì đổi, không nên quy định thời hạn như trên.

 

 

( Theo báo Đầu tư )

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Quy định kinh doanh bằng xe ôtô: “Bó chân” DN vận tải
  • Kiểm tra tải trọng xe hiện nay: Bất hợp lý
  • Cảng Tân Thuận Đông TP HCM: Sẽ đi về đâu ?
  • TP Hồ Chí Minh giải bài toán vận tải khách công cộng như thế nào?
  • Cảng Trà Nóc Bốc xếp 500.000 tấn hàng hóa
  • Cảng Đình Vũ - Hải Phòng: Khởi công 2 bến mới
  • Cảng Sài Gòn đã bốc xếp được hơn 2,9 triệu tấn hàng hóa các loại
  • Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng: Ngắn đường, mỏi chân !
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container