Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khởi công xây dựng Cảng nội địa ICD Lào Cai

Mới đây, Công ty CP Vinalines Logistics Việt Nam đã tiến hành khởi công Dự án đầu tư xây dựng Cảng nội địa ICD Lào Cai tại cụm công nghiệp Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Dự án được thực hiện chia thành các giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu có tổng mức đầu tư là 78 tỷ đồng trên diện tích khoảng 4,7ha (lô F9 và F10).

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Lào Cai có vị trí kinh tế, địa chính trị và vai trò quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là “cửa ngõ”, “cầu nối” của Việt Nam, các nước ASEAN với thị trường Vân Nam và miền Tây Nam Trung Quốc. Với vị trí và vai trò quan trọng đó, Lào Cai cần có một Cảng nội địa có qui mô lớn, hiện đại để hỗ trợ, thúc đẩy vận chuyển hàng hóa, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển KTXH của tỉnh Lào Cai; thu hút hàng quá cảnh từ Vân Nam Trung Quốc qua cửa khẩu cảng Hải Phòng, Quảng Ninh…

Do đó, khi xây dựng xong, Cụm cảng nội địa ICD Lào Cai sẽ đóng vai trò một trung tâm phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ Logistics tổng hợp, dịch vụ vận tải, giao nhận; là điểm thông quan nội địa để xuất/nhập khẩu, nhận/gửi hàng hóa bằng container; và là một đầu mối giao thông vận tải hàng hóa quan trọng trong hệ thống dịch vụ Logistics.

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai là cửa ngõ quan trọng,với hành trình ngắn nhất, nối Việt Nam, ASEAN với Vân Nam và từ Vân Nam đi các tỉnh,thành phố miền Tây Nam - Trung Quốc (gồm 12 tỉnh, thành phố với gần 5 triệu km2 bằng 50% diện tích Trung Quốc, dân số gần 400 triệu người).Riêng Vân Nam có diện tích 394.000km2,dân số 43 triệu người.Và lân cận là các tỉnh Quý Châu, Tứ Xuyên,thành phố Trùng Khánh…

Cùng đó, Công ty CP Vinalines Logistics cũng đang tiếp tục hoàn tất các thủ tục cần thiết để kết nối đường sắt vào bãi, đầu tư hệ thống toa chuyên dùng vận chuyển Container, tạo ra một chuỗi dịch vụ logistics hoàn chỉnh. Đồng thời, Công ty căn cứ vào nhu cầu thực tế tập trung nghiên cứu đầu tư phát triển để giai đoạn sau hoàn thiện và mở rộng các hạng mục còn lại tại lô F9, F11, F12, xây dựng một trung tâm logistics hoàn thiện với tổng diện tích dự kiến 13,5ha; có khả năng thông quan hàng hóa, đạt công suất từ 130.000 đến 300.000 TEU/năm.

Việc khởi công Dự án đầu tư xây dựng Cảng nội địa ICD Lào Cai của Công ty CP Vinalines Logistics Việt Nam là hết sức cần thiết nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế địa lý và hạ tầng hiện có để tập kết, lưu kho bãi, là một điểm thông quan hàng hóa trong nội địa, nhận gửi hàng bằng container, thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức, tạo giá trị gia tăng lớn trong kinh doanh dịch vụ Logistics; hỗ trợ, nâng cao hiệu quả khai thác các cảng biển và cảng nội địa hiện có trong mạng lưới logistics của TCT Hàng hải Việt Nam và các đơn vị thành viên.

Trong chiến lược phát triển của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam nói chung, của Công ty CP Vinalines Logistics Việt Nam nói riêng, hoạt động Logistics là hoạt động trọng tâm, bao trùm. Theo đó, Công ty sẽ xây dựng và hình thành mạng lưới cung cấp dịch vụ logistics thông qua việc thành lập các trung tâm logistics tại các khu vực kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, các cửa khẩu, các cảng biển trên cả nước, từng bước phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động ra khu vực và thế giới.

Đại diện Công ty CP Vinalines Logistics Việt Nam cho biết, đối với khu vực tỉnh Lào Cai, Công ty sẽ nỗ lực hết sức để có thể đầu tư xây dựng Dự án cảng nội địa ICD thành công, đồng thời tập trung toàn bộ nguồn lực để triển khai đầu tư thành lập một trung tâm logistics, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa tại tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là việc làm thiết thực nhằm cụ thể hóa Nghị quyết TW khóa X của Ban chấp hành TW Đảng đã đề ra về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020, chiến lược phát triển giao thông vận tải của Bộ Giao thông vận tải và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Lào Cai.

Một số hạng mục đầu tư trong giai đoạn đầu (tổng mức đầu tư 78 tỷ đồng):
1. Bãi chứa:
+ Tổng diện tích sử dụng đất: GĐ1/GĐ2: 4,7/13,5ha
+ Diện tích bãi: 3,1ha
+ Tải trọng mặt bãi: 4-10T/m2, chất xếp container 4-5 tầng.
+ Số chỗ xếp container trên các loại trên bãi 708slot
+ Tổng diện tích đường bãi 21.715m2
2. Kho hàng CFS:
+ Diện tích: 3.528m2 (84m x 42m)
+ Kết cấu: khung thép tiền chế.
+ Chịu tải trọng Q=2,5T/m2
3. Khu văn phòng điều hành:
- Nhà điều hành: 242m2 (22m x 11m), với trang thiết bị thông tin liên lạc đầy đủ và hiện đại (điện thoại, fax, internet, radio...)
- Khuôn viên sân: 1.000m2
4. Công trình phụ trợ:
- Trạm cân 80T
- Hệ thống cấp điện; cấp, thoát nước và cứu hỏa được bố trí đồng bộ hiện đại.
5. Trang thiết bị:
- Thiết bị nâng RMG (02 chiếc), RTG, RSD loại 45T: 09 chiếc (trong đó 3-4RTG)
- Xe nâng hàng 3-5T: 10 chiếc
- Đầu kéo và Sơmi-rơmooc 20-40 feet: 17 chiếc
- Ngoài ra còn đầu tư hệ thống quản lý khai thác bãi bằng công nghệ thông tin hiện đại với phần mềm chuyên dụng cho hoạt động quản lý, khai thác hàng hóa tại trung tâm, đảm bảo các yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng. Nhằm đạt công suất đạt từ 60.000 đến 65.000 TEU/năm.
 

(Theo dddn)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Khởi công Cảng nội địa đầu tiên khu vực Tây Bắc
  • Xây cảng nội địa ga đường sắt quốc tế Lào Cai
  • DN taxi Hà Nội kiến nghị về thuế trước bạ
  • Quy định phí bảo hiểm đối với xe cơ giới
  • Chính phủ dành 20 nghìn tỷ đồng kích cầu đầu tư ngành GTVT
  • Nâng cao hiệu quả quản lý giao thông-vận tải
  • Transerco : Vận chuyển trên 334 triệu lượt hành khách trong năm 2008
  • Chính phủ dành 20 nghìn tỷ đồng kích cầu đầu tư ngành GTVT
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container