Hệthống cảng biển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm TP Hồ Chí Minhvà các địa phương lân cận đã hình thành từ rất lâu, đóng vai trò rấtlớn trong sự phát triển của vùng kinh tế này. Đầu những năm 2000, đểđáp ứng yêu cầu phát triển mới của vùng, Chính phủ đã tái cơ cấu lại hệthống cảng biển. Diện mạo mới của hệ thống cảng biển này đang dần hìnhthành.
Tiến ra biển để đón tàu lớn
Nếunhư trước đây, để vào được cảng Sài Gòn, cảng Đồng Nai… các tàu phảivòng vèo gần 100km qua sông Sài Gòn, sông Lòng Tàu… (tính từ phao số 0)mới đến được các cảng nằm sâu trong đất liền, thì nay để vào hệ thốngcảng biển mới của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tàu không phảiđi xa như vậy. Cảng công-ten-nơ quốc tế Sài Gòn (SPCT) - một trongnhững cảng nước sâu lớn nhất TP Hồ Chí Minh, dự kiến sẽ đi vào hoạtđộng vào đầu tháng 11-2009 nằm ngay bên bờ sông Soài Rạp (Hiệp Phước,Nhà Bè) cách phao số 0 khoảng 50km. Cảng SP-PSA, một cảng công-ten-nơnướcsâu khác nằm trên sông Cái Mép - Thị Vải của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừađi vào hoạt động cách nay 3 tháng gần biển hơn, chỉ cách phao số 0khoảng 30km… Gần biển, các cảng biển mới có được rất nhiều ưu điểm sovới các cảng biển cũ. Đó là, không dồn lượng hàng hóa giao, nhận vàosâu trong nội địa, tạo ra áp lực giao thông cho các thành phố. Nằm gầnbiển hơn cũng có nghĩa là các cảng có điều kiện đón các tàu lớn hơn.Tàu lớn, chở hàng nhiều sẽ làm giảm chi phí vận chuyển và từ đó tăngsức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu tại các cảng này. Cảng SP-PSAngay trong ngày khánh thành đã tiếp nhận một tàu lớn của hãng IPL đithẳng đến Mỹ. Với hành trình ấy, chi phí vận chuyển không những rẻ hơnmà thời gian chuyên chở cũng giảm nhiều so với trước.
Trongnhững ngày này tại khu vực Cái Mép - Thị Vải và Hiệp Phước, không khílao động khẩn trương hơn bao giờ hết. Tại khu vực Hiệp Phước, Công tyPhát triển công nghiệp Tân Thuận, chủ đầu tư công trình nạo vét luồngSoài Rạp vừa hoàn tất việc nạo vét luồng tàu biển Soài Rạp đến độ sâu8,5m (đoạn gần mũi Bình Khánh). Ngay sau khi luồng Soài Rạp được nạovét, một chiếc tàu biển 30.000 tấn của cảng SPCT đã lập tức sử dụngtuyến luồng này cho tàu chở thiết bị làm cầu tàu, cần cẩu đi qua, phụcvụ cho việc xây dựng những hạng mục cuối cùng của cảng. Tại khu vực CáiMép - Thị Vải, cán bộ công nhân viên cảng SP-PSA hân hoan mở tuyến vậntải thứ 2 thẳng qua Mỹ. Kế cạnh SP-PSA là cảng SITV - một liên doanhgiữa Việt Nam và Hồng Công (Trung Quốc) đang khẩn trương xây dựng bếncảng để có thể đón tàu vào giữa năm 2010. Dường như không muốn bị chậmchân hơn nữa so với SP-PSA, SITV đã áp dụng một phương pháp thi côngrất mới nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng bến cảng. Kỹ sư trẻ Vũ ChiếnThắng, Trưởng ban Quản lý xây dựng cảng SITV cho biết, thay vì dùng bấcthấm để gia tải nền đất yếu (phải mất đến hơn 6 tháng nền đất mới ổnđịnh) thì đơn vị dùng phương pháp hút chân không để hút nước ngầm,không khí ở các tầng đất ngầm ra làm cho nền đất ổn định nhanh hơn...
Theoông Phan Anh Tuấn, Giám đốc dự án của Công ty cổ phần Tư vấn thiết kếcảng - Kỹ thuật biển (Portcoast) - đơn vị tư vấn lập quy hoạch và quảnlý dự án xây dựng cảng biển khu vực Cái Mép - Thị Vải: Tại đây đã "kín"nhà đầu tư mà hầu hết là các tập đoàn cảng biển lớn trong và ngoàinước. Trong đó có 2 nhà đầu tư với hai cảng: SP-PSA và Tân Cảng Cái Mép(Công ty Tân Cảng) đã đi vào hoạt động. Các cảng còn lại đang tronggiai đoạn xây dựng. Tương tự, khu vực Hiệp Phước cũng đã gần "kín" nhàđầu tư. Trong đó, Tập đoàn Dubai World, nhà đầu tư cảng SPCT đang dẫnđầu về tiến độ xây dựng cảng. Dự kiến, đến 2014-2015 toàn bộ cảng ở CáiMép - Thị Vải và Hiệp Phước sẽ được xây dựng xong và hai khu cảng nàysẽ có những đóng góp rất lớn cho việc phát triển kinh tế của vùng kinhtế trọng điểm phía Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng.
Đẩy nhanh tiến độ để "hút hàng"
Cáchnay gần 10 năm, nhận thấy hệ thống cảng biển nằm quá sâu trong đất liềnvừa ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động giao thông của TP Hồ Chí Minh vừakhông thể phát triển thêm được nữa, Chính phủ đã quyết định di dời hệthống cảng biển nằm trên sông Sài Gòn ra Cái Mép - Thị Vải và HiệpPhước. Tại Cái Mép - Thị Vải, ngoài việc kêu gọi đầu tư, Chính phủ đãvay vốn ODA của Nhật Bản để xây dựng 2 cảng: ODA Cái Mép, ODA Thị Vảiđồng thời tiến hành nạo vét toàn bộ tuyến luồng xuống độ sâu 14m nhằmtạo động lực phát triển cho khu vực này (độ sâu tự nhiên ở đây rất sâu,khu vực gần cửa biển sâu tới 20m nhưng bên trong chỉ khoảng 12m-16m).Hiện nay 2 cảng ODA đang trong quá trình xây dựng và dự kiến khi hoànthành sẽ được đưa ra đấu thầu tìm doanh nghiệp khai thác. Việc nạo vétluồng cũng đang được tiến hành để các cảng ở đây có thể đón tàu đến80.000 tấn ra, vào. Tuy nhiên, hầu hết cảng ở đây đã xây cầu cảng cóthể tiếp nhận tàu đến 160.000 tấn - loại tàu hiện đại, lớn nhất hiệnnay. "Họ đánh giá rất cao khả năng của tuyến luồng này, sự phát triểncủa hệ thống cảng biển mới cùng sức bật mạnh mẽ của vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam nên đã đi đến quyết định ấy" ông Phan Anh Tuấn cho biết.
(Theo Hải Yến // Hanoimoi Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com