Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng hệ thống cảng biển theo hướng hiện đại

Tỉnh ta có nhiều vùng nước sâu có thể cập tàu trọng tải lớn ra vào cảng nên thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống cảng biển. Trong những năm qua, bằng nhiều vốn khác nhau Quảng Ninh đã xây dựng hệ thống cảng biển theo hướng hiện đại đáp ứng nhu cầu vận chuyển và bốc xếp hàng hoá đường biển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như khu vực Đông Bắc. 
 

 

 Cảng dầu Công ty Xăng dầu B12.


Trên cơ sở tiếp tục đầu tư mở rộng các cảng biển hiện có theo quy hoạch, phát triển hệ thống cảng biển đã được Chính phủ phê duyệt, đồng thời điều chỉnh quy mô cho phù hợp với hiện trạng hệ thống trên địa bàn nên nhiều cảng đã phát huy tác dụng tốt. Cụ thể như Cảng Cái Lân được xác định là cảng tổng hợp quan trọng, các bến số 1, 5, 6, 7 được đầu tư trang thiết bị bốc xếp hàng hoá đáp ứng khả năng phục vụ các tàu có trọng tải lớn 4 vạn tấn và tiếp nhận tàu chở hàng container. Năm 2008, đã hoàn thành việc nạo vét luồng ngoài vào cảng nâng cao khả năng hoạt động. Để nâng cao năng lực bốc xếp, Cảng đã đầu tư đồng bộ hệ thống cần cẩu hiện đại, hệ thống đóng bao, hàng rời, quản lý container bằng máy vi tính, theo dõi quá trình di chuyển của từng container cho chủ hàng, đảm bảo uy tín và lòng tin đối với khách hàng. Hạ tầng của cảng được khai thác theo đúng quy trình công nghệ, dỡ hàng hoá nhanh chóng, an toàn, tận dụng lợi thế của cảng nước sâu để khai thác các tàu có trọng tải lớn. Cầu tàu, kho bãi, đường giao thông, điện nước, văn phòng làm việc được đảm bảo và vận hành theo đúng quy trình. Cảng Xăng dầu B12 được đầu tư xây dựng từ năm 2002, với các công trình xây lắp hiện đại có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 5.000 tấn ra vào làm hàng, năng lực thông qua cảng 3 triệu tấn/năm. Đây là cảng xăng dầu quan trọng nên Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đã đầu tư nâng cấp xây dựng đồng bộ hệ thống xếp dỡ hàng hoá, hệ thống bơm, kho chứa và dẫn xăng dầu, đặc biệt hệ thống phòng chống cháy nổ, chống tràn dầu hiện đại tầm cỡ quốc tế. Cảng Cẩm Phả là cảng chuyên dùng để bốc rót than lớn nhất hiện nay, vì vậy ngoài việc đầu tư, cải tạo, mở rộng cảng ngành Than còn đầu tư gần 100 tỷ đồng để xây dựng kéo dài 250m cầu tàu, nạo vét khu nước trước cảng, nạo vét luồng lạch, có thể đưa tàu trọng tải 7 vạn tấn cập cảng lấy hàng, đáp ứng nhu cầu gia tăng sản lượng sản xuất, tiêu thụ của TKV. Đặc biệt vùng neo Hòn Nét, từ năm 2001 đã đưa vào sử dụng 2 phao thép có đường kính 5m neo xuống 2 rùa bê tông nặng 230 tấn/rùa cho phép tàu có trọng tải 7 vạn tấn vào neo đậu chuyển tải; 2 phao thép có đường kính 4m cho sà lan neo đậu. Các cầu cảng của Nhà máy Xi măng Thăng Long, Hạ Long, Cẩm Phả đã và đang được đầu tư xây dựng có khả năng tiếp nhận tàu 15.000 tấn.
 

 

 Cảng Thác Hàn (Móng Cái) đang được đầu tư xây dựng.


Ngoài các cảng hàng hoá, các cảng tàu du lịch cũng được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh như: Cảng tàu du lịch Bãi Cháy được UBND tỉnh đồng ý cho mở rộng vùng nước cảng đến sát công viên Hoàng Gia và đầu tư xây dựng xong 45km tuyến đường nội thuỷ từ cảng đến các điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long. Hiện nay cảng đáp ứng được nhu cầu phục vụ 2-3 triệu lượt khách tham quan Vịnh. Cảng Dân Tiến (Móng Cái) được đầu tư kéo dài ra phía biển thành cảng tổng hợp đón khách du lịch quốc tế, khách công cộng và hàng hoá tổng hợp. Cùng với việc đầu tư xây dựng cảng thì hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan phục vụ cho việc nâng cao năng lực phục vụ của cảng được các đơn vị rất chú trọng như cải tiến khâu tổ chức xếp dỡ, tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian tàu đỗ ở cảng, thời gian lưu kho bãi cho hàng hoá đồng thời đầu tư hệ thống trang thiết bị xếp dỡ mới tiên tiến, hiện đại.


Như vậy có thể thấy hệ thống cảng biển bước đầu đã được đầu tư nhưng để đưa kinh tế cảng biển ngày càng phát triển nhanh, đồng bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế thì còn nhiều hạn chế cần sớm có giải pháp khắc phục. Cụ thể, cảng Cái Lân đến nay vẫn chưa khắc phục triệt để hậu quả của cơn lốc năm 2006 do vậy tốc độ bốc xếp chậm ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải khu vực và hoạt động của doanh nghiệp khai thác cảng, nhất là đối với các hãng tàu container định tuyến. Sau khi Bộ Giao thông Vận tải quyết định đầu tư nâng cấp quốc lộ 4A từ Cao Bằng đến Lạng Sơn nối tiếp với quốc lộ 4B từ Lạng Sơn đến Tiên Yên và vừa qua UBND tỉnh đã nghe đơn vị tư vấn trình bày phương án chuẩn bị đầu tư xây dựng quốc lộ 4B kéo dài qua Khu Kinh tế Vân Đồn thì Cảng Mũi Chùa trở thành cảng tổng hợp có vị trí rất quan trọng trên tuyến đường này. Thế nhưng hiện cảng mới chỉ có 1 bến có thể tiếp nhận tàu cỡ 1.000 DTW. Và với công suất thấp như vậy nên Cảng Mũi Chùa chưa phát huy được vai trò cảng cửa ngõ của các huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà và điểm trung chuyển hàng hoá từ Lạng Sơn thông qua quốc lộ 4B. Các cảng dọc sông Ka Long (Móng Cái) dù nhỏ lẻ nhưng lại có vai trò rất tích cực trong hoạt động biên mậu ở khu vực cửa khẩu, các cảng này có thể đáp ứng được hàng container và là phương án hữu hiệu giảm tải giao thông đường bộ. Tuy nhiên, hiện rất khó khăn do tuyến luồng vào cảng chưa được nạo vét hoạt động vẫn phải phụ thuộc vào con nước. Khu vực Vân Đồn có Cảng Vạn Hoa nhưng do tỉnh lộ 334 chưa đáp ứng yêu cầu đến cảng nên hiện nay cảng hầu như không hoạt động; Cảng Cái Rồng chủ yếu phục vụ cho vận tải của địa phương mức độ khai thác không cao. Đây là 2 cảng rất cần được đầu tư để có quy mô tương xứng với Khu Kinh tế Vân Đồn.


Để khai thác được tiềm năng, lợi thế của hệ thống cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và khu vực Đông Bắc nói chung việc đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển hiện đại rất cần thiết. Trước tiên với Cảng Cái Lân cần sớm đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các bến số 2, 3, 4, 8, 9 và bổ sung trang thiết bị bốc xếp để khai thác đồng bộ. Đầu tư cảng Vạn Gia (Móng Cái) đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư của Chính phủ vì đây là cảng chuyển tải cửa ngõ giao thương với Trung Quốc và một số nước trong khu vực theo tuyến hàng hải có vị trí địa lý thuận lợi. Cảng Mũi Chùa cần được cải tạo nâng cấp để phát huy hiệu quả sau khi dự án nâng cấp quốc lộ 4B hoàn thành. Ngoài ra, cần có cơ chế chính sách đầu tư và kêu gọi đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng các cảng trên địa bàn, hoàn chỉnh hệ thống giao thông được bộ, đường sắt sau cảng.

(Theo Lan Ngọc // Báo Quảng Ninh)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container