Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ Xây dựng đề xuất giải pháp cứu ngành kính

 

Kính  nhập khẩu tràn lan, kính sản xuất trong nước kém sức cạnh tranh về chủng loại, giá cả… dẫn đến việc ngành kính Việt Nam đang ế ẩm.

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, báo cáo tình hình kính xây dựng và kiến nghị những giải pháp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp này.

Dừng sản xuất vì ế ẩm

Theo thống kê của Hiệp hội Kính và Thủy tinh Việt Nam (Vieglass), đến hết tháng 3/2009, lượng hàng tồn kho của các nhà máy sản xuất kính khoảng hơn 30 triệu m2, tương đương với 42% sản lượng sản xuất kính xây dựng của năm 2008.

Những nguyên nhân làm cho ngành kính khó khăn được xác định là vấn đề ổn định chất lượng, chủng loại sản phẩm cũng như chi phí sản xuất kính ở trong nước cao hơn kính nhập khẩu (do giá dầu FO cao hơn giá dầu của các nước trong khu vực). Ngoài ra, vấn đề nhập khẩu kính diễn ra tràn lan, chỉ tính riêng tháng 3/2009 Việt Nam đã nhập khẩu gần 2 triệu m2 trong khi tổng lượng nhập khẩu kính năm 2008 là 12 triệu m2.

Chính tình trạng nhập khẩu thì nhiều nhưng lượng kính xuất khẩu quý I của ngành kính nước ta rất thấp cả về giá cả và sản lượng đã gây những thiệt hại rất lớn cho ngành công nghiệp sản xuất kính nội địa.

Đặc biệt, thời điểm tháng 12 năm 2008 đã có 5 dây chuyền sản xuất kính kéo ngang với và 1 dây chuyển kính nổi với tổng công suất thiết kế 500 tấn/ngày đã dừng hoạt động trong khi các dây chuyền còn lại chỉ hoạt động cầm chừng.

“Chìa khóa” cứu kính trong nước

Nhằm giải bài toán đầu ra cho ngành kính nước nhà, trong công văn số 759/BXD-VLXD gửi Thủ tướng Chính phủ (do Bộ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Hồng Quân ký ngày 05/5/2009), Bộ Xây dựng đã kiến nghị những giải pháp quyết liệt. Cụ thể, giảm 50% thuế VAT đối với sản phẩm kính xây dựng sản xuất trong nước, nghiên cứu điều chỉnh giá dầu FO phù hợp…

Ngoài ra, Bộ này cũng kiến nghị Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh mức thuế nhập khẩu mặt hàng kính đạt mức trật trong khung thuế nhập khẩu hoặc sử dụng “biện pháp tự vệ” để nâng thuế nhập khẩu cao hơn mức trần quy định. Đặc biệt, trong thời gian từ nay dến năm 2012 không cấp phép cho các doanh nghiệp đầu tư mới cũng như nâng công suất vào lĩnh vực này./.
 

Hiện nay trên toàn quốc đã có 08 nhà máy sản xuất kính với tổng công suất thiết kế là 2110 tấn/ngày (tương đương 150 triệum2/năm). Trong đó có 3 nhà máy kính nổi với công suất thiết kế 1350 tấn/ngày, 5 nhà máy sản xuất theo công nghệ kéo ngang với công suất 760 tấn/ngày và 1 nhà máy kính nổi Chu Lai với công suất 700 tấn/ngày (đang đầu tư xây dựng, dự kiến năm 2010 đi vào sản xuất).

Trong hai năm 2007 và 2008, nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng cao. Năm 2007 đạt 77,5 triệu m2 và năm 2008 đạt 71 triệu m2.



Trung Hiền (Vietnam+)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Thị trường ximăng phía Nam vẫn cần tiếp viện
  • Năm nay sẽ không xảy ra “sốt” giá hay khan hiếm ximăng
  • Thị trường vật liệu xây dựng thế giới tháng 4/2009 biến động mạnh
  • Sẽ quản lý chặt việc NK kính XD
  • Giá vật liệu xây dựng tại TP HCM giảm mạnh
  • Ngành kính xây dựng chỉ chạy nửa công suất
  • Sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng giảm so với cùng kỳ
  • Tiêu thụ xi măng tháng 4 tăng trở lại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container