Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không thừa xi măng!

Rất nhiều ý kiến cho rằng, quy hoạch ngành xi măng hiện nay có thể sẽ tạo nên khủng hoảng thừa, thậm chí đến năm 2010 lượng xi măng dư có thể lên tới 10 triệu tấn. Tuy nhiên, trao đổi với Báo DĐDN ông Phan Minh Sáng - Phó TGĐ Cty CP Xi măng Thăng Long lại khẳng định: thị trường xi măng vẫn rất tiềm năng.


- Năm 2009, nền kinh tế được dự báo có rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường BĐS đang khá trầm lắng. Điều này có tác động không nhỏ tới ngành vật liệu xây dựng trong đó có Cty. Là một DN mới, Cty có kế hoạch gì để vượt qua và chiếm lĩnh thị phần, thưa ông ?

Đưa sản phẩm ra thị trường vào đúng thời điểm này là một thách thức rất lớn với chúng tôi. Tuy nhiên, với nỗ lực kích cầu của Chính phủ, chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội để tiết giảm và tối ưu hóa các yếu tố đầu vào sản xuất đồng thời lựa chọn một chiến lược tiếp cận thị trường hợp lý. Chất lượng và sự ổn định của sản phẩm là một yêu cầu tất yếu của chúng tôi. Đồng thời chi phí và sự thuận tiện trong vận chuyển và giao nhận hàng là một trong những yếu tố chiến lược được chúng tôi tính toán kỹ từ khi Xi măng Thăng Long vẫn còn là một dự án.

Bên cạnh đó, dễ nhận thấy cơ sở hạ tầng của chúng ta có chất lượng thấp. Vì vậy chúng tôi nhận thấy sứ mệnh của mình phải góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và hiện đại hóa đất nước bằng việc cung ứng ra thị trường đầy đủ xi măng có chất lượng tầm quốc tế.

- Nhưng theo dự báo, đến năm 2010, tổng công suất của các nhà máy xi măng trong nước sẽ thừa khoảng 10 triệu tấn so với nhu cầu, điều này liệu có được Thăng Long tính tới ?

Theo tôi, vấn đề này không đến nỗi bi quan như vậy. Thứ nhất, xi măng là ngành có rào cản gia nhập thị trường khá cao, đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất xi măng rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Do đó, công suất dự kiến của các nhà máy xi măng so với sản phẩm có mặt trên thị trường có khoảng cách khá xa bởi đa số các nhà máy trong một vài năm đầu khó đạt ngay công suất thiết kế, khó đạt các chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật.

Thứ hai, nhiều dự án đăng ký đến năm 2009, 2010 hay 2015 sẽ đi vào sản xuất, nhưng do khủng hoảng tài chính thế giới, khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng lớn và dài hạn cho đầu tư xi măng trở nên khó khăn... sẽ làm cho tiến độ nhiều dự án chậm hơn so với kế hoạch. Thậm chí, một số chủ đầu tư do nhìn nhận tình hình thị trường nên cũng sẽ không chủ động đẩy nhanh tiến độ những dự án mới.

Thứ ba, tiêu thụ xi măng ở VN có tính biến động mùa vụ rất cao, chi phí tồn kho lớn khi không chủ động được nguồn dự trữ clinker. Hơn nữa có sự chênh lệch rất lớn giữa miền Bắc và miền Nam - các nhà máy sản xuất xi măng hiện nay tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Do đó các nhà sản xuất sẽ tính toán kỹ trong việc huy động công suất của nhà máy.

- Xin ông cho biết phân khúc thị trường mà Cty hướng tới?

Xi măng Thăng Long định vị mình là một nhà sản xuất các sản phẩm xi măng chất lượng hàng đầu trên thị trường VN, phục vụ các công trình lớn, trọng điểm quốc gia. Chúng tôi cũng chú trọng đến cung ứng xi măng rời cho các nhà thầu xây dựng và các trạm trộn bê tông tươi thông qua hệ thống nhà phân phối. Thị trường xây dựng dân dụng cho các hộ gia đình cũng được chúng tôi thiết kế một dòng sản phẩm vừa hợp lý về giá cả và rất linh hoạt về kênh phân phối, chất lượng dịch vụ chu đáo cho các hộ gia đình, cho nhu cầu xây dựng nhỏ lẻ. Xi măng Thăng Long cũng đang suy tính đến kế hoạch tương lai là sản xuất các sản phẩm phục vụ xây dựng khác có nguồn gốc và nguyên liệu chủ yếu là xi măng giúp công việc của người thợ xây dựng đỡ vất vả hơn.

- Được biết Thăng Long đang có kế hoạch xuất khẩu sản phẩm của mình ra các nước trong khu vực và thế giới, liệu có khả thi không, thưa ông ?

Chúng tôi cũng đang cân nhắc cơ cấu hợp lý giữa xuất khẩu và phục vụ thị trường trong nước để luôn đảm bảo đủ nguồn cung clinker và xi măng cho nội địa như một sứ mệnh được ưu tiên hàng đầu, sau đó sẽ xuất khẩu khi cần thiết và thấy thực sự hiệu quả. Tuy nhiên khả năng xuất khẩu sản phẩm của Xi măng Thăng Long là một tương lai không xa bởi chúng tôi có nhiều lợi thế về công nghệ thiết bị đồng bộ, hiện đại; chủ động nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định, liên tục và một hệ thống vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ rất hiệu quả và thuận tiện.

- Xin cảm ơn ông !


 

 

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Tháo gỡ vướng mắc cho ngành kính xây dựng
  • Đưa thương hiệu xi măng Việt Nam vươn ra thị trường khu vực và thế giới
  • Quảng Trị: Xây nhà máy ximăng 35 vạn tấn/năm
  • Bổ sung hai Dự án xi măng vào quy hoạch phát triển
  • Chuyển 12 triệu tấn xi măng vào Nam
  • Công bố giá vật liệu xây dựng theo từng tháng
  • Sẽ có thêm 18 dự án xi măng đi vào sản xuất trong năm 2009
  • Điều chỉnh biến động giá vật liệu xây dựng theo thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container