Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lăn theo đá xây dựng

Sà lan chở đá, cát dưới nước ngoài việc tuân thủ luật giao thông đường thuỷ còn phải theo một luật chung của giới thương hồ “gạo chợ, nước sông”. Để biết cái “luật giang hồ” đó, phóng viên đã nhờ một người quen giới thiệu được làm công trên một sà lan đá và trải qua ba ngày đêm lênh đênh sông nước

Bài cuối: Sà lan và luật thương hồ

Con người cảm giác nhỏ bé trước lòng sà lan được đổ đá liên hồi bởi những máng cạp khổng lồ. Sà lan rung lên từng đợt khi đá được đổ xuống, mọi hoạt động đi lại dọc sà lan của “lính mới” như tôi bị cấm ngặt bởi không may máng cạp “va nhẹ” cũng đủ… toi đời.

Sà lan các tỉnh miền Tây đậu kín mặt sông Đồng Nai chờ “ăn đá”

Gạo chợ nước sông

Văn Hà Vũ, một tài công sà lan cho biết giao thông trên bờ sao, giao thông dưới nước vậy. Các ghe nhỏ bán hàng dưới sông giống như những người bán hàng rong trên lộ, họ cập mạn sà lan bán đủ thứ từ dao cạo râu, tuýp kem đánh răng đến thịt cá, rượu bia và thậm chí có người còn… môi giới bán dâm. Nguyễn Văn Ninh, một tài công của sà lan mang biển số Cần Thơ thì “khoe”: “Sà lan của tôi ai cũng có vợ. Cứ mỗi đợt lên xuống Biên Hoà – Cần Thơ là có một bà vợ đi theo để nấu ăn và… kèm chồng bởi dân sà lan cũng… quậy lắm!”

Các sà lan tự hành có đầy đủ tiện nghi từ giường nệm, tivi, đầu VCD, DVD đến máy lạnh nếu cần. Điều đó cũng hợp lý thôi bởi những người đứng lái sà lan cũng rất mệt mỏi. Sà lan chở cả ngàn tấn đá, trông chạy từ từ nhưng quán tính rất lớn, nếu không chú ý lỡ mắc kẹt đá ngầm thì những người trên sà lan và vợ con họ đói cả tháng. Lái sà lan phải căng mắt nhìn, căng tai nghe vì lỡ sà lan đụng ghe tải hay đụng nhau chìm thì có bán nhà cũng không đủ đền. Từ miền Tây đi lên Biên Hoà lấy đá dân sà lan nhớ chính xác đến từng đoạn sông, từng khúc quanh lắm đá ngầm hay doi cát. Tất cả những kinh nghiệm đó đều được truyền miệng theo kiểu người đi trước chỉ người đi sau. Bởi càng đồ sộ, càng chở nặng thì quán tính sà lan càng lớn nên tai nạn cũng càng khủng khiếp (nếu xảy ra). Nên dù chạy ngày, chạy đêm thì các thuyền trưởng sà lan lúc nào cũng cảnh giác.

Lúc nước ròng, không thể ghé bờ lấy đá thì những tài công sẽ sơn lại những chỗ gỉ sét trên thành sà lan. Dùng nước xà bông lau rửa sàn tàu thật kỹ để rong rêu không bám lên. Khi rảnh, họ có thể đánh cờ tướng, ca vọng cổ hay… đánh bài hoặc nhậu.

Luật thương hồ

Một điều ít người biết, dù là sà lan cũ hay mới thì dân sà lan cũng không khác chi dân ghe tải, ghe bầu. Đã chấp nhận sống kiếp thương hồ “gạo chợ, nước sông” thì cũng phải chấp nhận luật thương hồ. Sà lan “ăn đá” không khác gì ghe bầu lấy trái cây, có thứ tự lớp lang chứ không chen lấn xô bồ. Ngày xưa, muốn lấy đá thì tài công phải lên bờ đóng tiền cho chủ bãi và đưa ra yêu cầu kích cỡ đá mình cần và chờ đến lượt sà lan của mình. Nay, tiền được chuyển khoản qua thẻ ATM sau một cú điện thoại thoả thuận là coi như việc “đặt chỗ” cho đậu bến đã xong. Tuy nhiên, nhu cầu “ăn đá” quá lớn nên dù có đặt chỗ trước nhưng đến trễ hơn so với lúc đăng ký thì cũng đành ngậm ngùi lùi sà lan xếp hàng chờ đợi.

Khi được hỏi về việc “làm luật” trên sông, Ninh nheo mắt cười ý nhị: “Có biết câu “Đất có thổ công, sông có hà bá” không. Mỗi chuyến lên xuống tính ra sà lan nào cũng mất toi vài triệu tiền “cúng dường” cho “hà bá” các tỉnh đó chú ơi!”

Chuyện sà lan gặp bọn… xin đểu trên sông cũng không hiếm. “Ngoan” thì “bố thí” mấy trăm ngàn đồng cho yên chuyện, bực thì dân sà lan cũng đủ sức đánh chúng lọt sông, nhưng cũng ngại bị trả thù. Tài công Ninh cho biết các anh em theo sà lan nói riêng hay giới thương hồ nói chung, đa phần ai cũng “có nghề”.

Ấn tượng nhất là lúc nước ròng, sà lan nằm giữa sông trời khuya gió lộng nghe anh em sà lan nghêu ngao: “Đời nào vui bằng đời thương hồ. Xuống bể lên nguồn, gạo chợ nước sông…”.

 

(Theo Bài và ảnh: Mai Quốc Ấn/sgtt)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Giải pháp cứu kính nội
  • Biện pháp tự vệ sẽ giúp DN kính vượt qua khó khăn hiện tại
  • Doanh nghiệp sản xuất kính nổi: Yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại
  • Thêm một sản phẩm cho thị trường vật liệu xây dựng
  • Xem xét áp dụng “biện pháp tự vệ” đối với kính xây dựng sản xuất trong nước
  • Hướng đi mới của ngành sản xuất phụ gia xây dựng
  • Mở rộng thị trường xuất khẩu xi măng
  • Việt Nam có nhà máy vữa khô đầu tiên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container