Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghịch lý giá xi măng

Trong khi các ngành chức năng dự báo sản lượng xi măng năm nay cung sẽ vượt cầu và các doanh nghiệp sản xuất đang phải chạy đôn chạy đáo tìm hướng xuất khẩu lượng hàng tồn kho, trên thị trường TPHCM, giá lại bị đẩy lên khá cao. Tùy theo thương hiệu, mỗi bao xi măng khi đến tay người tiêu dùng bị “thổi” lên từ 5.000 - 7.000 đồng.

Mặc dù cung đang vượt cầu nhưng giá xi măng vẫn tăng. Ảnh: T.L.

Ế, giá vẫn tăng!

Tình hình xây dựng khu vực Nam bộ từ đầu tháng 8 đến nay đang bị chững lại do ảnh hưởng mùa mưa, sức tiêu thụ vật liệu xây dựng (VLXD) vì thế cũng giảm từ 20% - 30%. Tuy nhiên, một nghịch lý đang diễn ra, giá nhiều loại VLXD như sắt thép, cát, đá và xi măng lại tăng từ 10% - 30%. Trong đó, đáng lưu ý có dấu hiệu các nhà phân phối “bắt tay” nhau làm giá xi măng. Bởi thực tế, nguồn cung xi măng đang rất dồi dào.

Nhiều công ty xây dựng cho biết, từ cuối tháng 7 đến nay, phải chi thêm tiền vào gói tiền vật tư, do xi măng bất thình lình tăng giá 5.000 đồng/bao. Ghi nhận tại các cửa hàng VLXD trên đường Âu Cơ, Trường Chinh, quận Tân Bình, Tô Hiến Thành quận 10… cho thấy, càng vào gần trung tâm TP giá xi măng càng cao, dao động từ 69.000 - 72.000 đồng/bao đối với xi măng Hà Tiên 1, riêng xi măng HolCim, Nghi Sơn lần lượt thấp hơn 1.000 đồng/bao.

Không chỉ ở TPHCM, tại khu vực miền Đông và Tây Nam bộ, tình trạng giá xi măng bị thổi vượt qua mức 70.000 đồng/bao và thi thoảng bị đứt hàng khiến các chủ đầu tư, nhà thầu hết sức lo lắng. Theo Giám đốc Công ty TM XD Hoàng Long Hoàng Văn Tiến, tỉnh Vĩnh Long, khoảng 1 tháng nay, nhiều khu vực miền Tây lâu lâu lại thiếu xi măng cục bộ. Chính vì vậy, xi măng luôn đắt hàng, về tới đâu hết tới đó, đặc biệt những ngày qua giá luôn ở mức 71.000 - 72.000 đồng/bao và chủ yếu là thương hiệu của Hà Tiên, HolCim. Thực tế, so với khu vực TPHCM, khu vực miền Đông và Tây Nam bộ khi nhận hàng được chiết khấu thấp hơn từ 1.000 - 2.000 đồng/bao để bù đắp chi phí vận chuyển. Do đó, nếu giá xi măng tại hai khu vực này đắt hơn khu vực TPHCM là khó có thể chấp nhận.

Đánh giá về tình hình thị trường xi măng hiện nay, ông Nguyễn Văn Việt, Phó Giám đốc DNTN (nhà phân phối xi măng) Đức Toàn cho biết, xi măng hiện đang… ế. Bản thân doanh nghiệp giao trực tiếp đến cửa hàng VLXD chỉ ở mức 64.200 - 65.000 đồng/bao, tùy thương hiệu. Và như vậy, các cửa hàng VLXD bán ra ở mức 68.500 đồng là đã có lời từ 500 - 1.000 đồng/bao, nếu vượt quá 70.000 đồng/bao là quá cao. Theo các nhà thầu xây dựng, có lẽ chính các đại lý thứ cấp đang “bắt tay nhau” để làm giá.

“Bội thực” sản lượng

Một lãnh đạo Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) cũng khẳng định, không có chuyện thiếu xi măng từ nay cho tới cuối năm. Vì vậy, nếu cửa hàng nào tăng giá bất thường cần phải được làm rõ và xử lý nghiêm. Bởi thực tế, từ đầu năm đến nay, nguồn cung xi măng đã tăng khoảng 10 triệu tấn so với nhu cầu, trong đó tiêu thụ thực tế chỉ tăng 1,8 triệu tấn.

Lo ngại trước thực trạng sẽ dư thừa nguồn cung xi măng, Bộ Xây dựng mới đây đã có công văn gởi một số công ty liên doanh là Xi măng Nghi Sơn, Xi măng Chinfon Hải Phòng, Xi măng Phúc Sơn yêu cầu sớm xúc tiến tìm kiếm thị trường xuất khẩu xi măng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất và chuyên gia trong ngành xi măng lo ngại mục tiêu xuất khẩu sẽ rất khó thực hiện, bởi ngoài Lào, Campuchia (số lượng nhập cũng rất ít), đến nay vẫn chưa tìm ra thị trường nào khác có nhu cầu nhập khẩu lớn và ổn định.

Giá thép tiếp tục tăng

Đó là dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) về tình hình giá thép có thể tăng trong tháng 9. Nguyên nhân, hiện đang vào mùa mưa nên sức tiêu thụ thấp, nhưng bước sang tháng 9, lượng tiêu thụ sẽ tăng và kéo theo giá bán có thể tăng. Mặt khác, hiện Việt Nam vẫn phụ thuộc lượng phôi phải nhập khẩu ở mức 70% và thép phế thải nhập khẩu chiếm 47%, nên nếu trong thời gian tới giá thép trên thế giới biến động mạnh, thép trong nước cũng phải điều chỉnh theo.

Sau 4 lần giảm giá liên tiếp trong 2 tháng qua với mức tăng dao động trong khoảng 100 - 500 ngàn đồng/tấn, giá thép hiện được bán tại các nhà máy (chưa bao gồm VAT) ở mức 12,5 - 13 triệu đồng/tấn, ngoài thị trường trên dưới 14 triệu đồng/tấn. Nguyên nhân được VSA lý giải là do phôi và thép phế trên thế giới đang nhích dần: phôi thép từ 500 USD lên tới 560 USD/tấn; thép phế tăng từ 350 USD lên 380 USD.

 

(Theo Lạc Phong // SGGP Online)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Đề nghị 3 doanh nghiệp tìm thị trường xuất khẩu xi măng
  • Tiêu thụ xi măng giảm mạnh vì thời tiết
  • Xi măng rất khó tiêu thụ
  • Thị trường xi-măng cung vượt cầu
  • Vật liệu xây dựng tăng giá
  • Đác Lắc đưa Nhà máy sản xuất gạch Tuy-nen tiên tiến vào sản xuất
  • Bộ Xây dựng tìm cách giải bài toán cung xi măng vượt cầu
  • Đến lượt xi măng bị đầu tư nóng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container