Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường vật liệu xây dựng: Khó khăn vẫn ở phía trước

Tiêu thụ chậm, giá thấp, nguyên liệu đầu vào thiếu ổn định đó được coi là nét đặc trưng nhất của thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) 2009 và đã gây ra rất nhiều khó khăn cho DN sản xuất, kinh doanh. Vậy liệu thị trường này có thể khởi sắc vào năm 2010 ? Câu hỏi này vẫn còn đang là ẩn số đối với hầu hết các DN. Xung quanh vấn đề này, DĐDN đã có cuộc trò chuyện với ông Lưu Ngọc Thanh - GĐ Cty CP gạch ngói gốm xây dựng Mỹ Xuân. 

Ông Lưu Ngọc Thanh - GĐ Cty CP gạch ngói gốm xây dựng Mỹ Xuân. - tinkinhte.com
Ông Lưu Ngọc Thanh - GĐ Cty CP gạch ngói gốm xây dựng Mỹ Xuân.

- Năm 2009 thị trường VLXD có khá nhiều biến động, quan điểm của ông thế nào về sự phát triển của thị trường này trong năm qua ?

Năm 2009 được nhận định là năm gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và VN cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Nhiều DN trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng phải thu hẹp sản xuất, cho công nhân nghỉ bớt, sản phẩm tồn đọng khó tiêu thụ. Ngay kể cả ngành sản xuất VLXD nói chung và sản xuất gạch ngói nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, năm 2009 cũng để lại nhiều dấu ấn của thị trường VLXD như: Cung vượt cầu sau thời gian lạm phát 2008. Trong khi giá vật liệu tăng mạnh thì hàng loạt nhà máy mới ra đời. Trong suy thoái nhu cầu giảm thì cung thị trường lại tăng vọt làm mất cân đối dẫn đến việc giá giảm mạnh. Bên cạnh đó, các DN còn chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá bán với các sản phẩm bán dưới giá thành sản xuất. Chi phí đầu vào như nhiên liệu, điện năng, nhân công giảm chậm khi bị suy thoái nhưng lại điều chỉnh tăng nhanh khi thị trường có dấu hiệu khả quan hơn nên lại mất cân đối chi phí đầu vào và đầu ra. Điều này khiến nhiều DN sản xuất VLXD cũng phải điều chỉnh sản xuất giảm cho phù hợp nên càng gặp khó khăn.

- Vậy theo nhận định riêng của ông thì thị trường VLXD năm 2010 sẽ phát triển theo chiều hướng nào ?

Hiện nay gói kích cầu thứ nhất đã kết thúc, ngân hàng đang tập trung thu hồi vốn trong lưu thông về. Như vậy ngay trong đầu năm 2010 này lượng tiền trong lưu thông sẽ giảm đáng kể. Điều này ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm và việc thu hồi vốn của DN sẽ gặp khó khăn hơn nhiều. Trong khi đó, gói kích cầu thứ hai dành cho vay trung hạn và dài hạn nhưng lãi suất vay đã được ngân hàng điều chỉnh tăng, đối tượng vay sẽ thu hẹp hơn thì chắc hẳn còn nhiều DN sẽ chưa thoát khỏi khó khăn. Tuy nhiên nền kinh tế vĩ mô của VN 2010 dự báo mức tăng trưởng cao hơn 2009. Đây cũng là kỳ vọng giúp ngành VLXD được lợi thế từ tăng trưởng. Nhưng theo nhận định của tôi thì thị trường VLXD trong năm 2010 sẽ còn khó khăn và thậm chí khó khăn hơn năm 2009 vì một số lý do như: Năm 2009 Chính phủ phản ứng rất nhanh và kịp thời đối với nền kinh tế, đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt hữu hiệu nên kinh tế trong nước vẫn duy trì được tăng trưởng. Do đó một số DN cũng tồn tại và duy trì được sản xuất kinh doanh. Một số DN làm ăn bài bản quan tâm đến thị trường trong nước có khách hàng, nhà phân phối, thương hiệu thì vẫn phát triển, thậm chí họ còn tìm ra cơ hội SXKD ngay trong lạm phát hoặc giảm phát dẫn đến DN vẫn đạt doanh thu và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, năm 2010 thị trường sẽ có sự sàng lọc. Những DN yếu kém, làm ăm không bài bản, phản ứng chậm chạp với tình hình kinh tế suy thoái. Bên cạnh đó, thị trường tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp khó lường, lượng cung tiền ra lưu thông nếu hạn chế thì DN sẽ gặp khó khăn. Thị trường cũng sẽ cạnh tranh quyết liệt hơn bởi nhu cầu tiêu dùng  xây dựng cơ bản sẽ không cao hơn 2009, chi phí đầu vào những vật tư nhiên liệu cơ bản không ngừng tăng cao. 

- Vậy DN cần phải làm gì để vượt qua những khó khăn của thị trường VLXD năm 2009 ?

DN phải nghiêm túc cơ cấu lại, nâng cao kiến thức trình độ quản lý,  làm ăn bài bản, mục tiêu rõ ràng, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ. Bên cạnh đó chú trọng xúc tiến thương mại xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hình ảnh DN. Phải đào tạo và chăm sóc đội ngũ CBCNV tinh nhuệ, gọn nhẹ, tận tâm với công việc... Bên cạnh đó, DN cũng rất cần hỗ trợ của Nhà nước như tiếp tục cải cách quyết liệt thủ tục hành chính, nâng cấp hạ tầng, nhất là giao thông, tiếp tục gói kích cầu thứ hai đúng đối tượng, chấp nhận sự sàng lọc của thị trường đối với DN làm ăn kém hiệu quả, kể cả DN nhà nước, tạo ra sự bình đẳng thực sự đối với các thành phần kinh tế. Đồng thời, tìm những giải pháp hữu hiệu nhất để hỗ trợ trực tiếp đến DN nội và phát huy hết sức mạnh của DN VN. Ngoài ra, tôi nhớ rằng TS Lương Đức Long - Phó Viện trưởng Viện VLXD-BXD đã từng nói: “Định hướng quy hoạch phát triển các chủng loại VLXD đến năm 2020 là tiếp tục đầu tư phát triển các loại vật liệu cơ bản như: xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng... đồng thời chú trọng phát triển các loại vật liệu mới thân thiện với môi trường”. Từ định hướng này có thể thấy một trong những giải pháp đối với các DN VLXD đó là: Tập trung nghiên cứu, đầu tư phát triển các loại VLXD mới theo định hướng này. Vì rất đơn giản, nếu tất cả các DN cùng cung ứng chủng loại sản phẩm như nhau thì những sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới sẽ đem lại lợi thế cho DN ấy trong việc cạnh tranh trên thị trường.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Viết Đoàn // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Ngừng đăng ký đầu tư các dự án xi măng
  • Ngành kính đã cần biện pháp tự vệ?
  • Vật liệu xây dựng không nung: Vẫn khó tìm sân chơi!
  • “Khan” vật liệu cơ bản tại các dự án giao thông
  • Thị trường kính Xây Dựng: Khi quy chuẩn... chưa chuẩn
  • Thị trường vật liệu xây dựng: Vẫn gặp khó!
  • Thận trọng cung - cầu xi măng
  • Hiệp hội chủ hàng VN: Tạo lợi thế cho DN XNK
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container