Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường VLXD Hải Phòng: Khó từ trong ra ngoài…

Thị trường bất động sản đóng băng kéo theo ngành vật liệu xây dựng vốn nhiều sôi động trong những tháng cuối năm trở nên ế ẩm. 8 tháng liên tiếp con số tăng trưởng của thị trường này luôn dưới 5% khiến hàng loạt DN lao đao.

Khó từ kinh doanh

Dạo qua một vòng các cửa hàng bán vật liệu xây dựng (VLXD) Hải Phòng mới thấy cảnh đìu hiu chợ chiều của thị trường này. Bà Nghiêm Thị Bình - chủ cửa hàng VLXD trên đường Văn Cao cho biết:“Mấy tháng nay, không bán được là mấy, có ngày mở hàng để cho khỏi buồn chứ chẳng có một ai đến hỏi. Từ đầu năm, hàng lấy về rồi vẫn để đó. Cứ tình hình này, cuối năm DN ôm cả đống…hàng tồn? ” 

Tình cảnh tương tự, ông Mai Văn Nhân cho biết: “Lượng hàng ở cửa hàng tôi trong các tháng 4- 5- 6 giảm 70% so với năm 2010. Từ tháng 4 đến nay, lượng hàng không phát sinh thêm, chỉ bán hàng nằm trong kho.”

Thép Úc vốn bán chạy nhất từ trước đến nay cũng đang rơi vào tình trạng bị tồn kho

Phần lớn các cửa hàng đều bán cho khách hàng sửa nhà, xây nhà cá nhân, còn đối với những dự án thì hoàn toàn im lặng.

Một công ty chuyên kinh doanh VLXD khá lớn trên đường Nguyễn Văn Linh cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Công ty ký hợp đồng cung cấp VLXD cho một dự án lớn tại ngoại thành, nhưng năm bữa nửa tháng người ta mới đến lấy hàng một lần, số lượng chẳng được là bao.

Bà  Nguyễn Thị Gái - GĐ công ty CP Xuân Hòa tỏ ra lo lắng: “Từ đầu năm đến nay, doanh số của công ty giảm gần một nửa. Tháng 1/2011, giá nhập một tấn thép là 17 triệu VNĐ, nay bán giá chỉ còn… 15 triệu VNĐ, nhưng không bán được? DN càng làm càng lỗ, nếu không phải là một DN mạnh, thì công ty chúng tôi đã …phá sản lâu rồi?”

Dù việc kinh doanh không như trước, nhưng giá nhiều loại VLXD vẫn tăng. Tính đến tháng 9/2011, giá xi măng, thép đã có 3 đợt điều chỉnh giá bán, do đó giá bán lẻ cũng tăng lên từ 1.450.000VNĐ/tấn xi măng đến 1.500.000 VNĐ /tấn xi măng, 15.500.000 VNĐ đến 16.000.000VNĐ/tấn thép. Ở các mặt hàng cát, đá, sỏi cũng tương tự, giá cát tăng lên 300.000VNĐ/xe 1 tấn. Điều này làm thị trường đầu tháng 9 có phần nhỉnh hơn. Song, nhận định của giám đốc một DN thép thì đây chưa phải là dấu hiện hồi phục của thị trường vì trong tình hình khó khăn chung, các công trình xây dựng vẫn chưa khởi động, dòng tiền, vốn vay của DN hạn hẹp mà lượng tiêu thụ thép tăng, đó có thể là động thái “găm” hàng chờ tăng giá của các đại lý?

Sản suất cầm chừng

Thị  trường bất động sản đóng băng cùng với lãi suất ngân hàng tăng cao trong những tháng đầu năm càng làm cho DN điêu đứng. Giám đốc một DN sản suất gạch trên đường 5 cho biết: “Lượng bán giảm 2/3 so với năm 2010. Nếu trước đây bán được 1 tỉ VNĐ/ tháng, nay chỉ còn 300 triệu VNĐ/ tháng. Nhưng số này là… bán chịu chứ chưa thu được tiền! ”

Bên cạnh đó, DN sản xuất gặp khó khăn trong việc giải quyết hàng tồn kho. Một số DN thép, xi măng có lượng hàng tồn kho khá lớn, gấp 3 - 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù tình hình sản xuất đã giảm xuống chỉ còn từ 50-60%. Một đại diện công ty sản xuất thép Úc - SSE tại Quán Toan cho biết: “Mấy tháng nay, công nhân bốc xếp phải nghỉ một nửa nhưng vẫn “vừa làm vừa chơi”. Nếu trước đây, mỗi ngày có hàng trăm xe vận chuyển thép xuất xưởng thì nay chỉ còn chưa đến 10 xe/ngày. Thép Úc vốn có chất lượng tốt nhất, bán chạy nhất hiện nay, nhưng cũng đang trong tình trạng ế ẩm.

Trong tình hình khó khăn chung, nền kinh tế chịu tác động từ chính sách cắt giảm đầu tư công và thị trường bất động sản đang đóng băng... buộc các DN sản xuất VLXD phải co hẹp sản xuất để tập trung chủ yếu vào mục tiêu duy trì là chính. Bên cạnh đó, một số DN tìm ra thị trường nước ngoài để giải quyết đầu ra. Song, một cán bộ Sở Công thương Hải Phòng cho rằng: “Thép Việt rất khó cạnh tranh với thép Trung Quốc vì giá cả. Hiện nay, ngành thép của quốc gia này sản xuất lớn, lại được ưu đãi về thuế nên sức cạnh tranh lớn”.

Sự  khó khăn của cả nền kinh tế đã dẫn đến thắt chặt trong nguồn cho vay tiền tệ. Nhiều DN sản xuất thép tại Hải Phòng đã ngưng hoạt động vì nợ... Cuối tháng 7/2011, các NM luyện, cán thép của công ty CP thép Vạn Lợi (An Hồng, An Dương) đã bị cắt điện vì lý do: DN này đã nợ 11,2 tỉ VNĐ tiền điện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc NM ngưng sản xuất. Thêm vào đó, là khoản nợ BHXH “khó đòi” lên đến gần 6,7 tỉ VNĐ.

Ở thời điểm này, hàng loạt ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay từ 1,5-2%, chỉ còn 17-19%/năm. Nhưng đối với ngành VLXD dường như cánh cửa này vẫn chưa đủ rộng. Thực tế, con số nợ xấu của các DN thép tại Hải Phòng khá lớn khiến các ngân hàng dè đặt khi các DN này đặt vấn đề vay thêm. Do đó, mặc dù lãi suất hạ, nhưng DN vẫn “vướng như gà mắc tóc” - chưa tìm được lối  thoát hiểm.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Lối ra đầy chông gai
  • Chưa thấm bài học xi măng lò đứng
  • Quy hoạch phát triển công nghiệp ximăng Việt Nam
  • Vật liệu xây dựng chết theo bất động sản
  • Integrated Saigon, Perfect Architecture style (Sài Gòn Hội nhập, các kiểu kiến trúc hoàn mỹ)
  • Lối ra cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
  • Tận dụng nhiệt khí thải trong sản xuất xi-măng
  • Dùng nhiệt khí thải sản xuất ximăng để phát điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container