Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xi măng “khổ” vì than

Sản xuất xi măng sẽ khó khăn, khi nguồn cung than không đáp ứng được nhu cầu.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) bắt đầu phải dừng lò sản xuất, do không thể mua được đủ than từ nhà cung cấp là Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).

“Mỗi ngày, các nhà máy xi măng của VICEM cần khoảng 5.000 tấn than cám (loại 3 và 4). Tuy nhiên, lượng than của TKV cung ứng cho VICEM chỉ đáp ứng được 50% so với yêu cầu”, ông Nguyễn Thanh Tùng, Chánh văn phòng VICEM xác nhận và cho biết, mặc dù vài ngày nay, TKV đã cải thiện đáng kể việc cung ứng than, nhưng các doanh nghiệp vẫn rất khó khăn, đồng thời vẫn đối diện với khả năng phải dừng sản xuất.

Theo ông Tùng, việc thiếu than cho sản xuất xi măng không phải vì TKV làm khó VICEM, mà do một số nguyên nhân khách quan, như điều kiện thời tiết không thuận lợi cho khai thác than, nhu cầu dùng than của ngành xi măng đã tăng thêm 36% do nhiều dự án được đưa vào hoạt động, trong khi ngành than dù mở rộng khai thác cũng chỉ tăng thêm được 5%.

Tính đến thời điểm hiện tại, có ít nhất 3 - 5 dây chuyền của VICEM đã phải dừng sản xuất, vì không có than. Với 2 lò nung xi măng, nhưng từ sáng ngày 3/10, Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn (Hà Nam) đã phải cho dừng 1 lò sản xuất, vì lượng than còn trong kho chỉ đủ cho lò nung số 2.

Ông Lương Quang Khải, Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn cho hay, lý do không mua được than là do TKV kêu không còn than để bán, nên lượng than tại phần lớn các doanh nghiệp trong VICEM đều đang ở mức rất đáng báo động. Lượng than mà TKV có thể bán được cho VICEM tại thời điểm này nếu có cũng chỉ là than ướt, nên dù có mua về, thì doanh nghiệp cũng chưa thể dùng được ngay, mà phải mất thêm thời gian 15-20 ngày để chờ than khô.

Tương tự, Công ty cổ phần Xi măng Hoàng Thạch cũng phải dừng hoạt động 1 trong 3 lò nung clinker từ ngày 27/9. Theo ông Đào Ngọc Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Hoàng Thạch (Hải Dương), để chạy cùng lúc 3 lò nung, mỗi ngày, Công ty cần 1.200 tấn than cám loại 3C và 4A.

Ngoài ra, Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn cũng phải quyết định dừng lò số 1 cách đây 5 ngày.

Việc sản xuất của các doanh nghiệp thuộc VICEM phụ thuộc rất lớn vào TKV, nên khi có bất cứ “trục trặc” gì xảy ra, các đơn vị sẽ rơi vào cảnh trở tay không kịp. Trong khi đó, hầu hết các đơn vị này chỉ có một lượng than dự trữ không đáng kể.

Hiện tại, Công ty Xi măng Tam Điệp còn 6.600 tấn than, Xi măng Hoàng Thạch còn 5.700 tấn, Xi măng Hoàng Mai còn hơn 10.000 tấn, Xi măng Bỉm Sơn còn hơn 2.500 tấn, tuy nhiên lượng than này cũng chỉ đủ duy trì sản xuất 5-15 ngày…

Trước tình trạng thiếu than cho sản xuất xảy ra ở tất cả các nhà máy xi măng của VICEM như Hoàng Thạch, Bút Sơn, Bỉm Sơn, Tam Điệp, Hoàng Mai, Hải Phòng, Hà Tiên...

“Để tháo gỡ khó khăn, VICEM đã chỉ đạo các đơn vị thành viên chủ động tìm mua các nguồn than phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, vào thời điểm này, các doanh nghiệp của TKV cũng không có đủ nguồn để bán cho các nhà máy xi măng”, lãnh đạo các nhà máy xi măng của VICEM cho biết.

Giải pháp mua than từ các đơn vị ngoài TKV xem ra cũng không được khả thi. Ông Khải cho biết, 3 tháng cuối năm là thời điểm xi măng tiêu thụ mạnh, vì mới trải qua mùa mưa bão. Công ty đang đi tìm kiếm đầu mối mua than, trong khi chờ nguồn than từ TKV, nhưng chưa có kết quả.

Khó khăn phát sinh là, nếu mua than của nhà cung cấp khác cũng rất khó cho doanh nghiệp, vì còn phụ thuộc thiết kế lò của các nhà máy xi măng. Nếu mua than không đúng chủng loại, doanh nghiệp về phải pha trộn lại mới dùng được, chưa kể các thiết bị liên quan khác.

Khan hiếm than bán cho các hộ tiêu thụ lớn như xi măng đang đẩy các doanh nghiệp thuộc VICEM vào cảnh “ngồi chơi”. Tuy nhiên, lãnh đạo một doanh nghiệp tư nhân tại Ninh Bình cho hay, mặc dù cũng được TKV thông báo về việc khan hiếm than, nhưng TKV vẫn nỗ lực cung ứng đủ than cho doanh nghiệp này chạy ổn định 2 lò nung clinker. 

(Theo Hải Yến // Báo đầu tư)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Nhiều nhà máy xi măng tiếp tục nâng công suất
  • Nhiều nhà máy xi măng ngừng sản xuất vì thiếu than
  • Sản lượng xi măng của Trung Quốc tăng trong tháng 8
  • Quy hoạch xi măng cân nhắc tới điện
  • Ngành xi măng giải quyết tận gốc tiết giảm năng lượng
  • Gạch ốp lát đang... bí đầu ra
  • Xi măng, bia, bơ sữa... tồn kho tới hàng trăm %
  • Sản lượng tiêu thụ xi măng giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container