Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CEO trẻ nhất ngành ngân hàng: 34 tuổi, 14 năm kinh nghiệm

Tổng giám đốc VietABank Phạm Duy Hiếu
Mới bước qua tuổi 34, Phạm Duy Hiếu đã được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc của NHCP Việt Á (VietABank) và trở thành CEO trẻ nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay.
 
- Ngồi vào chiếc ghế 'nóng' Tổng giám đốc VietA Bank trong bối cảnh thị trường tài chính đầy biến động, và trở thành CEO trẻ nhất ngành ngân hàng, với ông đây là lợi thế hay áp lực?
 
Tôi nghĩ rằng, trường hợp của mình không phải quá đặc biệt. Bởi hiện nay, sắp có một trào lưu các ngân hàng tuyển dụng và bổ nhiệm CEO ở thế hệ 7X vì nhiều lý do. Thứ nhất, những người này có được điều kiện, cơ hội đào tạo, rèn luyện và cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới nhất về quản lý ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế. Thứ hai, họ cũng là người đã bắt đầu chín chắn về tuổi tác và trải nghiệm quản lý, lại đang trong giai đoạn sung sức và quyết liệt nhất trong vấn đề đổi mới, phù hợp với xu thế thời đại.
 
Khi nhận nhiệm vụ CEO VietABank, tôi nghĩ rằng để sức trẻ của mình trở thành lợi thế phải có sự phối hợp, gắn kết với yếu tố kinh nghiệm từ Hội đồng quản trị và đội ngũ đồng nghiệp lâu năm của nhà băng thì mới đem lại hiệu quả thực sự cho ngân hàng.
 
- Các nhà nghiên cứu tâm lý và xã hội học cho rằng, con người ta có thể đạt được kết quả khá trong công việc nếu quyết tâm và có tài hoặc năng khiếu. Song để trở thành một CEO ngân hàng giỏi, theo ông cần đến những yếu tố then chốt gì?
 
Tôi cho rằng, yêu cầu quan trọng nhất của một tổng giám đốc ngân hàng là đạo đức nghề nghiệp. Bởi một quyết định sai lầm của người "đứng đầu" có thể làm ảnh hưởng đến nhiều người, dẫn đến hậu quả lâu dài cho tổ chức, thậm chí ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành tài chính - ngân hàng.
 
Thực tế, trong thời gian qua có ngân hàng thương mại gặp khó khăn là do chính những quyết định không chuẩn mực của tổng giám đốc. Do đó, đạo đức nghề nghiệp của một CEO ngân hàng hết sức cần thiết, phải biết đặt lợi ích của tổ chức, cổ đông và khách hàng lên trên lợi ích của cá nhân mình.
 
Bên cạnh đó, để trở thành một người lãnh đạo thành công, cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, phải rất kỷ luật trong vấn đề kinh doanh; và tất nhiên không thể thiếu yếu tố thuộc về khả năng, đó là sự sáng tạo. Điều hành một tổ chức mà không tạo ra một yếu tố mới, không có sự sáng tạo nào thì khó có thể làm cho tổ chức của mình phát triển nổi trội được.
 
- Theo ông, kinh doanh ngân hàng thời điểm hiện nay có thuận lợi và khó khăn như thế nào?
 
Sau những biến động bất lợi của nền kinh tế, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có những định hướng quyết liệt nhằm lành mạnh hóa hệ thống các tổ chức tín dụng. Các nhà băng cũng đã thẳng thắn nhìn nhận về vấn đề nợ xấu, thanh khoản, sở hữu… Và trong cuộc tái thiết hệ thống ngân hàng hiện nay, nhà băng nào thích ứng, thay đổi từ tư duy quản trị điều hành, thay đổi về sản phẩm hướng tới khách hàng, thay đổi để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa thì mới tồn tại được.
 
Với VietABank, tôi cho rằng khó khăn cũng chính là cơ hội, giống như thuật ngữ “lửa thử vàng” hay "vàng thật không sợ lửa". Bởi hiện nay, với dàn lãnh đạo trẻ đầy nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm cùng sự đồng lòng từ hội đồng quản trị, tập thể cán bộ nhân viên, thì khó khăn chung của ngành lại là cơ hội để chúng tôi tăng tốc, bứt phá.
 
- Khi phải đối mặt với rủi ro tín dụng, siết tăng trưởng, nợ xấu cao, huy động sụt giảm... ông sẽ thực hiện những biện pháp gì giúp nhà băng vượt khó khăn và tạo ra sự bứt phá?
 
Thế mạnh truyền thống của VietAbank từ nhiều năm nay là kinh doanh vàng. Hiện nay, chúng tôi cũng đang nằm trong Top các ngân hàng dẫn đầu về dịch vụ liên quan đến vàng. Nghị định 24 của Chính phủ sắp xếp lại hoạt động của ngành này theo hướng bài bản sẽ giúp cho VietABank càng phát huy thế mạnh ấy tốt hơn.
 
Bên cạnh đó, hội đồng quản trị cũng như Ban điều hành đã chủ trương tiếp tục đầu tư nguồn lực để phát triển thế mạnh truyền thống này với mục tiêu giữ vững vị thế và vươn lên thành ngân hàng số một về vàng tại thị trường Việt Nam.
 
- Và kế hoạch phát triển sắp tới của VietABank sẽ như thế nào, thưa ông?
 
Thực tế ngành tài chính - ngân hàng của thế giới và Việt Nam gần đây cho thấy, quy mô lớn hay nhỏ, không phải là yếu tố quyết định một ngân hàng lành mạnh hay không, đặc biệt vào thời điểm này. Bởi ngân hàng quy mô lớn mà quản trị yếu, không để ý đến khách hàng thì cũng có thể sụp đổ và gây hiệu quả nghiêm trọng.
 
Trong bối cảnh đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến 2 yếu tố: an toàn và hiệu quả. VietABank sẽ xây dựng giá trị cốt lõi dựa trên sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, với lợi thế và mục tiêu phát triển như trên, năm nay, chúng tôi sẽ cẩn trọng trong việc phát triển tín dụng; thay vào đó là tập trung xử lý nợ và hỗ trợ các khách hàng nhằm giúp họ có cơ hội phục hồi.
 
Bên cạnh đó, chúng tôi bắt đầu có những bước đi thận trọng trong công tác đầu tư, sẽ cải thiện lĩnh vực này theo hướng hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp có quan hệ sở hữu cổ phần, cùng hợp tác gia tăng giá trị, đem lại lợi nhuận cho cả hai bên. Năm nay, thông điệp của VietABank là 3 chữ T: Tận tâm trong mọi hành động; Tiết kiệm hôm nay; Tăng trưởng ngày mai.
 
Ông Phạm Duy Hiếu - Tổng giám đốc VietAbank có hơn 14 năm kinh nghiệm trong ngành Tài chính – Ngân hàng. Ông từng đảm nhiệm các vị trí điều hành, cố vấn cấp cao tại các ngân hàng ABBank, VietAbank và Vietcombank. Ngoài ra, vị CEO trẻ này từng đầu quân cho các công ty chứng khoán Vincom, VnDirect; các công ty đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư Sabeco Fund Management, IPA Investment. Đầu năm 2012, ông chính thức đảm trách vị trí Tổng giám đốc điều hành của VietAbank.
 
(Theo VnE)

  • Tham vọng và triết lý của ông chủ DOJI TienPhong Bank
  • Bà chủ Tâm trà : Đặt chữ “Tâm” trên từng sản phẩm
  • Lương "siêu khủng" của CEO Việt
  • Người buôn xoài trở thành ông chủ Him Lam, LienViet PostBank
  • Bầu Đức: Quyền lực và bụi bặm
  • Tỷ phú từ... chuối
  • Chân dung ông chủ khu công nghiệp Amata tại Việt Nam
  • Nhà đầu tư Việt mua thị trấn Mỹ là ai?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao