Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gặp người làm sống lại thương hiệu hương quế

Trăn trở để đưa thương hiệu Hương Quế thành danh, ông Nguyễn Xuân Sơn, một doanh nhân và cũng là cựu chiến binh, lại đang vất vả để giữ tiếng thơm cho thương hiệu này.

Liên tiếp trong mấy năm gần đây, sản phẩm lót giày mang thương hiệu Hương Quế của Công ty TNHH Sản xuất - Chế biến - Kinh doanh – Xuất nhập khẩu Hương Quế (có trụ sở chính ở TP. Đà Nẵng) đã được nhận Cúp “Sản phẩm Việt Nam được người Thủ đô yêu thích”; được tặng Bằng khen của UBND TP. Đà Nẵng, Giải thưởng Quả cầu vàng, Huy chương vàng của Bộ Công thương và Liên hiệp Các hội khoa học - kỹ thuật Việt Nam.

Tính đến thời điểm này, sản phẩm lót giày Hương Quế đã được xuất khẩu sang 8 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có cả Cộng hoà Liên bang Đức, một trong số những thị trường vào loại khó tính nhất hiện nay.

Sự thành công của sản phẩm luôn gắn liền với tên tuổi ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Chế biến - Kinh doanh – Xuất nhập khẩu Hương Quế. Ông Sơn quê Nghệ An, vào thành lập doanh nghiệp ở Đà Nẵng, thường xuyên lăn lộn với các vạt rừng quế ở Quảng Nam...

Với tiêu chí “Phát triển và quyền lợi của doanh nghiệp gắn liền với quyền lợi và hiệu quả của nhà phân phối - người tiêu dùng và người trồng nguyên liệu”, trong 6 năm qua, Công ty Hương Quế đã phát triển vượt bậc. Nếu năm 2004, Hương Quế mới chỉ sản xuất ra 20.000 sản phẩm, có một đại lý duy nhất, thì đến nay, mỗi năm, Công ty đã xuất xưởng 900.000 sản phẩm, tiêu thụ khoảng 30 tấn quế nguyên liệu (có tuổi từ 15 năm trở lên), có hệ thống đại lý phân phối ở nhiều tỉnh từ Bắc vào Nam. Công ty giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trực tiếp cùng hàng ngàn lao động trồng, khai thác, thu mua, chế biến quế với mức thu nhập khá, góp phần khôi phục và phát triển vùng nguyên liệu quế Trà My (Quảng Nam).

Với tính ưu việt của sản phẩm từ nguyên liệu tự nhiên, sản phẩm lót giầy Hương Quế đã nhanh chóng chiếm được cảm tình và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, nhất là ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Ông Sơn đã nhập ngũ từ năm 1972 và ra quân vào tháng 8/1988. Sau khi chuyển ngành về làm việc tại Công ty Ăn uống TP. Vinh, ông là người đầu tiên của Công ty mạnh dạn xin ra nhận khoán, làm độc lập.  Năm 1998, ông vào Đà Nẵng góp vốn để phục hồi, phát triển cơ sở Hương Quế lúc đó đứng trước nguy cơ mai một. Công ty chuyên sản xuất các loại lót giày, dép đi trong nhà bằng cói, bằng tre 100% nguyên liệu trong nước, trong đó nguyên liệu chính từ cây quế Trà My. 

Khi được hỏi lý do nào khiến ông lăn lội từ Nghệ An vào Đà Nẵng để vực dậy nghề sản xuất dựa vào nguyên liệu quế, ông Sơn cho biết: “ Dù tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại phát triển đến đâu, thì những sản phẩm sử dụng hàng ngày của con người tốt nhất vẫn là từ thiên nhiên. Hơn nữa, rừng quế Trà My, Quảng Nam từng là vùng căn cứ cách mạng. Không thể để phí hoài quế Trà My có nhiều tinh dầu với biệt danh là Cao sơn ngọc quế”.

Với bản lĩnh ý chí của người lính, ông Sơn đi tiên phong đầu tư xây dựng nhà xưởng, động viên, khuyến khích nông dân địa phương trồng, sử dụng nguyên liệu quế để sản xuất sản phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Giờ đây, cho dù sản phẩm lót giày Hương Quế đã có chỗ đứng trên thị trường, nhưng những lo toan mới lại đến. Đó là tình trạng xuất hiện nhiều loại lót giày“nhái” toàn bộ sản phẩm lót giày thương hiệu Hương Quế ở nhiều quầy hàng, trên các xe đẩy bán rong. Thậm chí, có cơ sở đã sử dụng cả dấu kiểm định chất lượng Việt Nam và kiểm định chất lượng châu Âu của Hương Quế để in vào lót giày nhái.

“Những hiện tượng trên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của nhà sản xuất chính đáng như Công ty Hương Quế, đánh lừa và đánh mất quyền lợi của người tiêu dùng không chỉ về kinh tế, mà hơn hết là giá trị của lót giàyHương Quế chính hiệu”, ông Sơn nhấn mạnh.

Ông Sơn mong muốn các cơ quan chức năng mạnh tay và quyết liệt hơn nữa trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, nhất là kể từ ngày 1/7/2011, thời điểm Luật Bảo vệ người tiêu dùng có hiệu lực.

(Theo Đầu tư)

  • Sinh viên hốt bạc nhờ ý tưởng “độc”
  • Giàu nhờ cây cảnh và giấc mơ làng nghề
  • Giới trẻ làm giàu như thế nào?
  • Hỏi chuyện người kiếm 20 triệu đồng/giờ
  • Tuấn "Help": Khởi nghiệp dù không có vốn!
  • Alan Phan và chuyện con ếch Việt “đem chuông đi đánh xứ người”
  • Kiếm bạc tỷ từ trồng táo, nuôi dê cừu
  • Gặp chàng giám đốc chưa từng tốt nghiệp đại học
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao