Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những phát hiện mới về nhà máy của Apple

Foxconn là một thiên đường. Nhưng cũng không thể phủ nhận công ty đã hỗ trợ nhiều cho công nhân, mức lương của Foxconn cao hơn nhiều công ty khác. Đặc biệt, nhiều người trẻ đang mong muốn được làm việc tại công ty...

Được đăng trên Bloomberg, những phát hiện mới một phóng viên Mỹ, Tim Culpan, về Foxconn, nhà máy sản xuất các sản phẩm Apple phần nào cân bằng dư luận về sự thật bên trong nhà máy Foxconn rộ lên hồi tháng 1/2012.

Một kênh phát thanh nổi tiếng của Mỹ vừa qua đã phải gỡ bỏ một chương trình do nhà báo Mike Daisey thực hiện. Bài phát nói về điều kiện làm việc tồi tệ tại nhà máy Foxconns. Tại sao nhà đài phải gỡ bỏ chương trình khi đã được phát sóng toàn cầu?

Phải chăng là bởi nhà báo Mike Daisey đã nói dối, đã nói về những điều mà anh ta chưa nhìn thấy, về những người mà anh ta chưa gặp. Và phải chăng những cuộc điều tra hay tìm hiểu về thực trạng tại nhà máy Foxconn chưa hề được thực hiện?

Vấn đề ở nằm ở chỗ Mike Daisey đã nói dối công chúng và sự việc đã bị phát hiện. Tôi khuyên mọi người - những ai quan tâm đến Apple hãy trực tiếp nghe lại chương trình.

Hãy để tôi nói về những điều mình đã thấy và chứng kiến ở Foxconn. Tôi là một phóng viên tìm hiểu về công ty này hơn một thập kỷ qua. Từ trước khi Apple trở thành niềm hi vọng lớn con mắt của Steve Jobs, và ngay sau khi Foxconn trở thành đối tác của Dell.

Vào năm 2010, những vụ tự sát xảy ra tại Foxconn thu hút sự chú ý của toàn thế giới và lúc đó chắc mọi người mới biết ai là người trực tiếp làm ra iPhone. Lúc đó đồng nghiệp Frederik Balfour và tôi bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về Foxconn. "Inside Foxconn" ra đời- một bài viết dài hơn 6000 từ về công ty.

Chúng tôi đã có buổi phỏng vấn nhiều giờ liền với nhà sáng lập tập đoàn Terry Gou. Nhưng trước đó, chúng tôi cũng đã có dịp được trò chuyện với rất nhiều người liên quan đến Foxconn. Họ là đối tác, là nhà cung cấp, là khách hàng và là nhân viên của Foxconn. Foxconn cũng không bao giờ hỏi chúng tôi họ là những ai.

Chúng tôi cũng có cơ hội được thăm nhà máy, chỗ ở nhân viên, bể bơi, quán ăn của công ty. Không biết có phải họ đang cố gắng để cho chúng tôi thấy những mặt tốt nhất của mình, nhưng mọi thứ chúng tôi được chứng kiến đều rất ổn.

Trong số những người chúng tôi hỏi chuyện thì có khoảng hai chục công nhân, phần lớn là làm trong xưởng, họ nói chuyện một cách thoải mái, và không hề có người giám sát. Tôi xin nhắc lại một lần nữa, là Foxconn không biết được những người tham gia phỏng vấn của tôi và họ cũng không bao giờ hỏi.

Mike Daisey khẳng định, tại Foxconn có những công nhân 12 tuổi, bảo vệ thì được trang bị vũ khí, sức khỏe công nhân không đảm bảo...Nhưng chúng tôi không thấy những người đó mặc dù đã cố gắng tìm.

Trong báo cáo "Inside Foxconn", chúng tôi có đề cập đến lời phàn nàn của một nhóm công nhân. Điều mà họ phàn nàn có thể khiến bất cứ ai sửng sốt- là rằng họ không có đủ thời gian để làm việc. Mong muốn của họ là được làm việc nhiều và nhiều hơn nữa để có thể kiếm được nhiều tiền.

Gần môt năm sau tôi lại trở lại cùng một đồng nghiệp khác.

Chúng tôi vào nhà máy Long Hoa tại thành phố Thâm Quyến và đề nghị Foxconn cho chúng tôi được nói chuyện với công nhân. Trước đó, chúng tôi ngồi và quan sát từ phía phía ngoài cổng (có thể đúng nơi là Daisey khẳng định anh đã nhìn thấy những công nhân nhỏ tuổi). Khi đó không Foxconn không biết có sự hiện diện của chúng tôi. Mọi thứ vẫn diễn ra hết sức bình thường- không giống như những gì mà Daise khẳng định.

Không nói về điều kiện làm việc quá hà khắc hay vất vả, những người công nhân chỉ cho biết họ nhớ nhà và mong muốn kiếm thất nhiều tiền. Nó là động lực đề họ phấn đấu làm việc nhiều hơn nữa. Khi nỗi nhớ nhà, nhớ quê đã nguôi ngoai khi họ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa do công ty tổ chức, họ tích cực làm việc để được hưởng chính sách khen thưởng của công ty.

Cũng có một số công nhân băn khoăn về phiếu tiền lương, một số khác thì cho rằng quản lý của họ nghiêm khác (nhưng không ai nói có hiện tượng bạo lực tại nhà máy). Người khác thì cảm thấy công việc của họ khá nhàm chán. Một số khác chỉ nói họ rất nhớ nhà...

Tôi chưa bao giờ khẳng định Foxconn là một thiên đường. Cũng có một số điều không hay về Foxconn. Cách đây hai năm, trong những bài viết của mình, tôi đã đề cập đến vụ hàng chục công nhân Foxconn tự sát trên khắp đất nước Trung Quốc vào năm 2010 ( chứ không phải chỉ ở nhà máy Long Hoa). Hay là vụ các công nhân bị thiệt mạng sau một vụ nổ không thể cứu vãn vào năm ngoái. SACOM- một tổ chức vì người lao động có vẻ như đã đoán trước được tình hình khi nói về môi trường cũng như điều kiện làm việc tại các cơ sở sản xuất  Thành Đô của Foxconn trước khi xảy ra vụ nổ hồi năm ngoái.

Tổ chức này và China Labor Watch - một tổ chức bảo vệ lao động Trung Quốc đã dành nhiều thời gian để phân tích những vấn đề khác liên quan những nhà cung cấp của Apple trong đó có tình trạng làm thêm quá giờ.

Nhưng cũng không thể phủ nhận một thực tế đang diễn ra tại Foxconn: công ty đã cung cấp chỗ ở cho người lao động với chi phí rất thấp, trợ cấp uống cho công nhân, các cơ sở y tế được đặt ngay trong nhà máy, mức lương của Foxconn cao hơn nhiều công ty hay mức lương tối thiểu của nhà nước. Và đặc biệt, rất rất nhiều người trẻ đang mong muốn được làm việc tại công ty.

Vấn đề trong bài phát thanh của Mike Daisey nằm ở chỗ họ đã vẽ một bức tranh về một Đế chế tội lỗi- nơi hủy giệt hạnh phúc và tính nhân văn. Họ đã hướng mọi người tới những suy nghĩ quá tiêu cực về Apple hay Foxconn khi mặc định những điều đang diễn ra tại đây chỉ toàn là tội lỗi.

(Theo VEF)

  • FamilyMart không từ bỏ thị trường Việt Nam
  • Các phó chủ tịch Coca-Cola lên tiếng về nghi án chuyển giá ở VN
  • Myanmar, “sàn đấu” mới của Coca-Cola và Pepsi
  • Bước chân Huawei tại Việt Nam
  • Hãng bia lớn nhất thế giới sắp vào Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao