Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nokia vẫn muốn xin ưu đãi đặc biệt

Để thuận buồm xuôi gió cho Tập đoàn Nokia mở nhà máy sản xuất điện thoại di động thứ 11 tại Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh vừa kiến nghị Thủ tướng cho Nokia được hưởng ưu đãi cao nhất của loại hình doanh nghiệp công nghệ cao.

Dự án của Nokia được đặt tại Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn ban đầu là 276 triệu USD, sau đó nâng lên là 280 triệu USD.

Hôm 8/6, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chỉ đạo tỉnh Bắc Ninh cấp phép dự án đầu tư, thành lập Công ty TNHH Nokia Việt Nam theo hình thức doanh nghiệp chế xuất. Khi nào công ty đủ điều kiện là doanh nghiệp công nghệ cao thì sẽ đăng ký lại để cấp ưu đãi theo chế độ của đối tượng doanh nghiệp này.

Tuy nhiên sau đó, Tập đoàn Nokia lại có thư gửi UBND tỉnh Bắc Ninh thương lượng thêm các khoản ưu đãi như xin được đăng ký ngay tại Việt Nam là doanh nghiệp công nghệ cao, được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.

Theo đó, Nokia Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong vòng 15 năm đầu tiên kể từ khi đi vào hoạt động, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu tiên kể từ khi có thu nhập chịu thuế và 9 năm tiếp theo, được giảm 50% số thuế phải nộp.

Sau 1 năm Công ty Nokia Việt Nam hoạt động, Bộ Khoa học & Công nghệ (KH-CN) sẽ thẩm định các tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao theo Luật, nếu không đạt thì cho phép công ty này gia hạn thêm 3 năm để hoàn thành việc đáp ứng các tiêu chí.

Trường hợp sau đó, Nokia Việt Nam vẫn không đạt các tiêu chí là doanh nghiệp công nghệ cao theo kết luận thẩm định của bộ KHCN thì phải chịu rút các ưu đãi trên.

Với việc công nhận là doanh nghiệp ưu tiên, Nokia Việt Nam sẽ được hưởng chế độ thủ tục hải quan trong 24h/ngày và 7 ngày/tuần.

Đánh giá cao về tiềm năng của dự án Nokia, tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng chấp thuận đề nghị trên của Tập đoàn Nokia. Các chế tài về điều kiện được hưởng ưu đãi sẽ được ghi cụ thể trong Giấy chứng nhận đầu tư nhằm có cơ sở giám sát và hiệu chỉnh kịp thời. Nokia cũng cam kết sẽ thực hiện các hoạt động, xây dựng trung tâm nghiên cứu công nghệ cao tại Việt Nam.

Trong quá trình đàm phán trước đây, tỉnh Bắc Ninh đã trải thảm đỏ mời Nokia bằng các ưu đãi đặc biệt chưa từng thấy như đồng ý hỗ trợ tiền thuê đất hàng năm cho phần diện tích 17,25 ha mà Nokia thuê lại của khu công nghiệp trong toàn bộ thời gian hoạt động của nhà máy. Ưu đãi này chưa tính tới số năm mà Nokia sẽ được miễn tiền thuê đất tính đến năm 2018 áp dụng trong khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh.

Nokia hiện có 10 nhà máy sản xuất điện thoại di động từ khu vực Mỹ Latinh (Brazil và Mexico) đến châu Âu (Hungary, Romania, Phần Lan, Anh), châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc). Với dự án tại Bắc Ninh, các nhà quản lý kỳ vọng dự án sẽ đưa Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu của Nokia. Dự kiến dự án sẽ được khởi công vào đầu quý III tới, sản xuất từ quý I/2012 và sẽ đạt công suất tối đa vào quý II/2014.

Luật Công nghệ cao số 21 qui định, tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao phải có đủ 5 điều kiện là sản xuất sản phẩm công nghệ cao; Tổng chi bình quân trong 3 năm liền cho hoạt động nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam phải đạt ít nhất 1% tổng doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt trên 1% tổng doanh thu; doanh thu bình quân trong 3 năm liền từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 60% trong tổng doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư trở đi phải đạt 70% trở lên; Số lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển phải đạt ít nhất 5% tổng số lao động; Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng...

Doanh nghiệp công nghệ cao có đủ các điều kiện trên sẽ được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và được xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.

(Theo VEF)

  • FamilyMart không từ bỏ thị trường Việt Nam
  • Các phó chủ tịch Coca-Cola lên tiếng về nghi án chuyển giá ở VN
  • Myanmar, “sàn đấu” mới của Coca-Cola và Pepsi
  • Bước chân Huawei tại Việt Nam
  • Hãng bia lớn nhất thế giới sắp vào Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao