Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chặng đường mới của sáng tạo

Từ những quốc gia kém phát triển nhất đến những cường quốc, yếu tố đổi mới trong giáo dục đã được thực tế chứng minh là nền tảng để mọi cá nhân lĩnh hội tri thức và phát huy tiềm năng của mình.

Công nghệ thông tin (CNTT) là chìa khóa cho sự đổi mới trong học đường. Trên cơ sở này, chương trình Partners in Learning, một cấu thành trong hệ thống các chương trình giáo dục của Microsoft, góp phần hiện thực hóa cam kết lâu dài của Microsoft nhằm thu hẹp dần khoảng cách số giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, đã tiếp cận hàng chục nghìn giáo viên và hàng triệu học sinh Việt Nam từ năm 2005 đến nay với mục tiêu đổi mới giáo dục thông qua tích hợp CNTT vào giảng dạy, học tập.

Kết thúc giai đoạn 1 (2005-2009), vừa qua Microsoft và Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ký kết biên bản hợp tác triển khai chương trình Partners in Learning tại Việt Nam giai đoạn 2010-2013 nhằm đẩy mạnh việc tích hợp CNTT vào lĩnh vực giáo dục, đồng thời hỗ trợ giáo viên và học sinh tiếp cận, khai thác hiệu quả những nguồn lực CNTT mới nhất để phát huy tối đa khả năng của mình. Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT (Bộ Giáo dục - Đào tạo) cho biết: "Trong 5 năm qua, chúng tôi đã chứng kiến và đánh giá cao những nỗ lực của Microsoft thông qua các hoạt động hỗ trợ mang đến cơ hội cho hàng nghìn giáo viên, học sinh được tiếp cận với những phương pháp giảng dạy và học tập hiệu quả nhờ sự giúp sức của các công cụ CNTT. Hy vọng rằng với thỏa thuận hợp tác triển khai các chương trình giáo dục và bản ghi nhớ hợp tác triển khai Chương trình Partners in Learning tại Việt Nam giai đoạn 2010-2013, Bộ Giáo dục - Đào tạo sẽ tiếp tục cùng Microsoft hợp tác chặt chẽ và hiệu quả để mang lại chất lượng giáo dục cao hơn".

Trong giai đoạn mới (2010- 2013), yếu tố sáng tạo được đặt lên hàng đầu, tạo thành tâm điểm trong ba chương trình chính: Trường học sáng tạo, giáo viên sáng tạo và học sinh sáng tạo, qua đó việc tích hợp CNTT được thiết lập thành một quy trình đồng bộ và mạch lạc trong các hoạt động học tập, giảng dạy và quản lý. Sáng tạo không có nghĩa là biết cách sử dụng CNTT trong các giờ học mà đây chỉ là yếu tố hỗ trợ cho những sản phẩm sáng tạo của giáo dục. Như vậy, sáng tạo trong chiến lược phát triển của Microsoft là một tập hợp của lòng yêu nghề, sẵn sàng học hỏi và tiếp thu các tri thức mới, vượt qua những lối mòn trong tư duy để tiến tới những hướng đi mới của thời đại số hóa giáo dục.

Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam Christophe Desriac cho biết: "Đầu tư vào giáo dục là chiến lược hữu hiệu nhất để vươn tới một sự phát triển toàn diện và mang tính bền vững. Tôi rất vui mừng vì Microsoft Việt Nam và Bộ Giáo dục - Đào tạo tiếp tục cùng nhau hợp tác để triển khai Chương trình Partners in Learning giai đoạn 2010- 2013 nhằm mang đến một sự thay đổi toàn diện và hiệu quả cho nền giáo dục Việt Nam".

Sáng tạo và đổi mới có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó sáng tạo là nền tảng, là cơ sở cho sự đổi mới. Không nằm ngoài quy luật đó, giáo dục Việt Nam cũng coi sáng tạo là một yếu tố quan trọng, là chìa khóa để hướng tới sự đổi mới. Bởi, không sáng tạo, nghĩa là giáo dục Việt Nam đang lạc hậu so với nhu cầu ngày càng cao của người học. Và hệ quả là khi không có sự đổi mới, giáo dục Việt Nam sẽ đứng im trong dòng chảy của thời đại.

(Theo Thủy Tiên // Hanoimoi Online)

  • Chiết khấu 30% : Hãng dược MSD nói gì ?
  • Toyota sẽ đền bù cho các khách hàng Trung Quốc
  • Sabeco chia sẻ cùng cộng đồng
  • Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ: Giúp doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới
  • Vissan đi lên từ thị trường trong nước
  • Cty Cổ phần Robot TOSY: "Chuông" vang xứ người…
  • Hai hãng sản xuất điện tử Sony và Toshiba bán một số nhà máy cho Đài Loan
  • Microsoft Việt Nam có người cầm lái mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao