Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điểm nguyên nhân khiến EVN bị đề nghị thanh tra toàn diện

Tại phiên thảo luận ở kỳ hợp thứ 8, Quốc hội khóa XII , nhiều ý kiến cho rằng phải thanh tra toàn bộ hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước để tránh vết xe đổ Vinashin, trong đó EVN được coi là "mục tiêu" đầu tiên.

Dưới đây xin điểm lại những vụ việc liên quan đến EVN từng gây bức xúc trong dư luận.

Sai phạm tiền tỷ trong quá trình cổ phần hóa

Tháng 11/2009, Thanh tra Chính phủ công bố kết quả thanh tra việc thực hiện cổ phần hóa tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam. EVN có 65 đơn vị thành viên, trong đó có 17 đơn vị trực thuộc, 5 đơn vị sự nghiệp, 23 công ty con do EVN nắm 100% vốn điều lệ, 10 công ty do EVN nắm 50% vốn điều lệ và 10 công ty liên kết.

Tính đến thời điểm thanh tra tháng 3/2009, EVN đã cổ phần hóa được 30 đơn vị, gồm 6 nhà máy điện, 4 công ty tư vấn, điện lực tỉnh Khánh Hoà và 19 công ty khác. Tổng giá trị phần vốn Nhà nước của các đơn vị tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa là khoảng 8.300 tỷ đồng. Số tiền thu được phải nộp về EVN khoảng 6.500 tỷ đồng, sau khi trừ phần vốn Nhà nước và các khoản chi phí cổ phần hóa.

Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ đã xác định EVN có nhiều sai phạm trầm trọng. Đặc biệt, tập đoàn này bị phát hiện đã sử dụng gần 757 tỷ đồng thu được từ cổ phần hóa để chi tạm ứng cho các dự án đầu tư mà chưa báo cáo Thủ tướng; thực hiện cổ phần hóa chậm, xử lý tài sản không cần dùng, xác định giá trị tài sản doanh nghiệp còn nhiều thiếu sót… Do đó, Thanh tra Chính phủ yêu cầu EVN phải báo cáo Thủ tướng về việc xử lý số tiền hơn 756 tỷ đồng thu được từ việc cổ phần hóa các đơn vị thành viên mà đơn vị này đã tạm ứng cho các dự án đầu tư. Ngoài ra việc thực hiện cổ phần hóa các đơn vị thuộc EVN cũng chưa đảm bảo tiến độ được phê duyệt theo các quyết định của Thủ tướng. Tính đến thời điểm thanh tra mới chỉ có 30/55 đơn vị trong kế hoạch được cổ phần hóa.

Với những kết luận trên, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị EVN để kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân liên quan.

Kêu thiếu vốn nhưng vẫn đầu tư ngoài ngành

Trong khi việc đầu tư vào ngành điện chưa được chú trọng đúng mực, hơn nữa lại luôn kêu thiếu vốn nhưng EVN lại rất "sung" trong việc đầu tư dàn trải sang nhiều lĩnh vực khác. Dư luận từng rất "sốc" khi nghe công bố, tính riêng năm 2007, vốn đầu tư ngoài lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện (viễn thông điện lực, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) của EVN lên tới 3.590 tỷ đồng, chiếm 7,22% trên vốn đầu tư và 4,82% trên tổng vốn chủ sở hữu.

Việc đầu tư ngoài ngành của EVN ngày càng dàn trải, đến nỗi vào cuối tháng 7/2008, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu EVN ngừng đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính để tập trung vốn cho các dự án điện, đồng thời đàm phán với các ngân hàng về lãi suất vay các hợp đồng tín dụng đã ký và đã được giải ngân. Tiếp đó, ngày 24/2/2009, đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với EVN đã chỉ đạo tập đoàn này không được đầu tư ngoài ngành, tập trung cân đối đảm bảo nguồn điện, dứt khoát không để xảy ra thiếu điện, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của dân.

Tuy nhiên, EVN vẫn "chứng nào tật đấy". Theo báo cáo kết quả đầu tư và sản xuất kinh doanh trong tháng 7/2009 và 7 tháng đầu năm, tập đoàn này đã chi 1.146 tỷ đồng vào việc đầu tư ra ngoài lĩnh vực điện. Trong khi đó, với những lĩnh vực đầu tư chính của ngành điện, EVN liên tục kêu thiếu vốn. Tập đoàn này từng phải trả lại Chính phủ 13 dự án điện với lý do đưa ra là thiếu vốn, không có tiền để đầu tư.

"Đơn xin thưởng" độc nhất vô nhị

Giữa tháng 10/2008, EVN khiến mọi người phải sửng sốt khi "bạo dạn" kiến nghị xin trích 1.002 tỷ đồng chênh lệch nhờ tăng giá điện để khen thưởng Tết và phúc lợi. Cụ thể, thời điểm này, với lý do thiếu vốn và giá điện đang dưới giá thành, EVN liên tục đòi điều chỉnh tăng giá điện và tiến tới mục tiêu thả nổi giá theo thị trường. Trong khi phương án giá chưa được duyệt thì EVN đã có đơn xin được trích 36% (khoảng 1.002 tỷ đồng) trên tổng số 2.763 tỷ đồng tiền chênh lệch giá điện năm 2007 để làm quỹ khen thưởng phúc lợi cho cán bộ công nhân viên.

Theo đề nghị của EVN, khoản chênh lệch từ tăng giá điện sẽ được chia vào quỹ với ba phương án. Trong đó, phương án được EVN "tâm đắc" nhất là sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trích lập quỹ dự phòng tài chính, đơn vị được trích thưởng 3 tháng lương cho cán bộ nhân viên. Số còn lại sẽ bổ sung quỹ đầu tư phát triển. Với phương án này, quỹ khen thưởng phúc lợi của EVN sẽ là 1.002 tỷ đồng và quỹ đầu tư phát triển được bổ sung 1.490 tỷ đồng.

Đề xuất này khiến báo chí tốn rất nhiều giấy mực còn dư luận thì bức xúc vì trong bối cảnh EVN liên tục kêu thiếu vốn đầu tư, cắt điện khắp nơi và tập đoàn này cũng chưa làm hết trách nhiệm khi cung cấp cho người tiêu dùng dịch vụ không hoàn hảo. Tuy không thành sự thực nhưng vụ việc này vẫn là "phốt" khó quên mỗi khi nhắc đến EVN cho đến tận bây giờ.

Tăng giá và cắt điện liên miên

 
Chuyện EVN để tình trạng mất điện diễn ra liên miên và chất lượng điện không đảm bảo, cùng với việc độc quyền nguồn phát, ép giá các nhà máy điện tư nhân, hợp doanh, khi bán điện cho họ không những bị báo chí trong nước chỉ trích một thời gian dài, mà còn lên cả báo chí nước ngoài.

Tờ BBC ngày 21/10/2008 có bài “EVN và nghịch lý giá điện tại Việt Nam”, có viết: “Nguồn tin từ Bộ Công thương cho hay rất nhiều nhà đầu tư lớn tại Âu châu muốn tham gia thị trường phát điện tại Việt Nam. Tuy nhiên lúc thương lượng về giá bán lại là lúc rơi vào bế tắc vì EVN muốn mua giá thật rẻ. Họ được thông báo EVN chỉ mua với giá 4 xu Mỹ một kWh, bằng nửa giá chào bán. Và với thế độc quyền của EVN trên thị trường phát và phân phối điện như hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài không có nhiều chọn lựa. Dù đồng ý hay không, đối tác uy nhất về cấp phát điện của họ tại Việt Nam vẫn chỉ là EVN. Với thế độc quyền như vậy, không chỉ nhà đầu tư ngoại quốc cảm thấy “bó tay” khi “chơi” với EVN, mà ngay cả người tiêu dùng trong nước cũng mong đến ngày thoát khỏi vòng kềm tỏa của doanh nghiệp quốc doanh ít lắng nghe này.

Sau nhiều năm hoạt động, mặc dù là công ty độc quyền kinh doanh về điện và có số lợi tức lớn nhưng EVN vẫn không thể đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho dân sử dụng, dẫn tới việc cắt điện thường xuyên tại các thành phố trên diện rộng, đặc biệt vào mùa hè, gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và ức chế cho dân. Trầm trọng nhất là khoảng thời gian từ tháng 4 đến đầu tháng 7 năm nay, người dân và doanh nghiệp phải khổ sở, thậm chí thiệt hại nặng nề vì chính sách cắt điện luân phiên trên diện rộng. Sự việc này cũng bị báo chí nước ngoài "soi" đến.

(Báo Đất Việt)

  • APEC đặt mục tiêu mở rộng mạng băng thông rộng
  • PayPal ra mắt dịch vụ thanh toán micropayments
  • Vietnam Airlines bay thẳng từ TP.HCM tới Rangun
  • Hãng hàng không của Hà Dũng chờ 'khai tử'
  • Đối thoại với các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam
  • PVFC nhượng các dự án thủy điện cho PVPower
  • Microsoft mua lại công ty sản xuất chip Canesta
  • Android giải cứu nhà sản xuất điện thoại Motorola
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao