Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gốm Trù Sơn

Trước năm 1980, có tới 90% hộ làm nghề đến năm 1990 chỉ còn khoảng 50%. Nghề làm gốm vất vả diễn ra quanh năm, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 12, sản phẩm làm ra có cái cũng chỉ từ 500 - 1.000 ngàn đồng, nhưng nồi đất Trù Sơn đã đi khắp mọi miền đất nước. Những chuyến xe thồ chậm rãi suốt ngày đêm vào Nam ra Bắc, lên tận biên giới, đến với các vùng xa xôi, vùng dân tộc ít người... để ngâm chàm nhuộm thổ cẩm. Các nhà hàng cơm niêu khách sạn phục vụ khách du lịch cũng có công đóng góp của làng nồi. Các hiệu vàng nổi tiếng cần đến sản phẩm gốm Trù sơn để khò vàng, nồi đất dùng để làm giỏ hoa Phong lan, dùng trang trí tại khách sạn, dùng ủ giá thì cây to và trắng hơn. Nếu ai chưa một lần dùng nồi đất của Trù Sơn để kho cá đồng, nhất là cá kho tộ thì hãy thưởng thức qua một lần để nhớ. Bát nước chè xanh om nồi đất thơm ngon và sảng khoái, và đặc biệt thuốc Bắc mà sắc vào ấm thuốc Trù Sơn dễ uống. Các nhà khoa học khi sắc thuốc cho cha già mẹ yếu thì tìm bằng được ấm thuốc Trù Sơn. Đến nay cũng chưa ai bỏ công nghiên cứu nhưng thực tế đã cho thấy phụ nữ sau sinh mà xông lửa than nồi đất thì khoẻ mạnh, dẻo dai.

Về văn hoá ẩm thực ta dám khẳng định là nồi đất "hạ nốc ao" công nghệ chảo xoong, nồi điện, nồi đồng. Sản phẩm của Trù Sơn cũng có lần vinh hạnh được bay sang Đan Mạch và chỉ lần đó được xuất với số lượng lớn, còn nay nó vẫn được lên máy bay hiện đại sang Châu á, Châu Âu, Châu Mỹ... nhưng chỉ đến với những con người của quê hương hoặc những người hiểu hết giá trị của ấm trắc thuốc Trù Sơn.

Người dân Trù Sơn vô cùng cảm động khi các nhà khoa học là Giáo sư Tiến sỹ của Bảo tàng Dân tộc học Quốc gia đã về Trù Sơn khảo sát và cho Trù Sơn ra Hà Nội trình diễn nghề. Trong cuộc trình diễn nghề này có các nghệ nhân của gốm Bát Tràng ngỏ ý mời Trù Sơn nhập cuộc. Qua hội thảo, Bảo tàng Dân tộc học thống nhất kết luận: Công nghệ sản xuất, đốt lò của gốm Trù Sơn là cổ nhất nước ta, nét văn hoá độc đáo còn nguyên, gần 500 sản phẩm của gốm Trù Sơn đã được lưu giữ tại Bảo tàng. Hiện tại, Đô Lương đã có đề án phát triển làng nghề có cơ chế hỗ trợ phát triển, để nghề gốm Trù Sơn trở thành làng nghề ngoài sự quyết tâm bứt phá của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong đó vai trò lớn của những người dân nơi đây đã từng một nắng hai sương gắn bó với mảnh đất và cái nghề này. Cũng cần có hỗ trợ của các cơ quan liên quan, để nét đẹp văn hoá này mãi mãi được lưu giữ.

( Theo Trần Doãn Hùng // Báo Nghệ An online )

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Về linh sơn Yên Tử
  • Trà đắng Cao Bằng
  • Hòn Đá Bạc ở đất mũi Cà Mau
  • Thương lắm lồng đèn Việt!
  • Pleiku, một cõi đi về...
  • Du lịch tâm linh ở Ngũ Hành Sơn
  • Làng cổ Trích Sài lưu dấu 1.000 năm Thăng Long
  • Mênh mang những huyền thoại Tây Hồ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com