Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trà đắng Cao Bằng

Uống trà là một thú vui tao nhã trong giao tiếp. Nó trở thành nét văn hóa của người Việt Nam. Ở các tỉnh phía Bắc có nhiệt độ trung bình 15-20oC, cây trà mọc trên núi cao, rừng sâu được người dân tộc Tày, Nùng đem về trồng, lấy lá nấu với nước để uống.

Hiện nay, Việt Nam có 35 tỉnh trồng trà nằm ở vùng trung du, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên, có diện tích trên 123.000 ha với 50 giống trà khác nhau, kim ngạch xuất khẩu trà búp hằng năm trên 100 triệu USD. Báo Cà Mau sẽ lần lượt giới thiệu đến bạn đọc những sản phẩm trà nổi tiếng ở các vùng núi của Việt Nam.    

 
 Cây trà đắng 100 tuổi ở Cao Bồ, Cao Bằng.

Ông Nguyễn Kim Phong, Chủ tịch Hiệp hội Trà Việt Nam, cho biết: "Cây trà đắng mọc hoang trên núi Rồng, Cao Bồ, tỉnh Cao Bằng rất nhiều như loài cây cổ thụ trong rừng có tuổi thọ vài trăm năm, có cây cao 30-40 m, đường kính thân cây to đến 100-120 cm".

Người dân tộc Tày, Nùng sống ở vùng Cao Bồ thường đi vào rừng núi săn bắn chim, thú, hái măng… cả ngày trong rừng thiếu nước nên tìm hái đọt lá cây non nhai cho đỡ cơn khát và đã phát hiện ra cây trà đắng. Sau đó, mang cây con từ rừng về trồng trong vườn nhà. Cây trà đắng phát triển tốt trên vùng đất Cao Bằng.

Cây trà đắng tiếng dân tộc gọi là Ché Khôm, thân thẳng đứng, tựa như cây gỗ dầu, lá xanh gần giống lá cây xoài, dùng lá tươi cho vào ấm hoặc nồi đất đổ đầy nước đun sôi, để nguội có màu vàng chanh, hương thơm đặc biệt, vị đắng đậm, ngọt, uống trong ngày rất tốt, có tác dụng chống mệt mỏi, suy nhược thần kinh, giữ thanh nhiệt cho cơ thể.

Ông Nông Văng Bông, người dân tộc Tày sống ở thôn Nà Tục, xã Đức Xuân, huyện Thanh An, tỉnh Cao Bằng, có cây trà đắng trên 100 tuổi do ông cố nội của ông tìm giống từ trên núi Rồng đem về trồng. Cây trà đắng này đường kính 2 người ôm không giáp. Muốn hái lá phải nối vài cây tre làm thang để leo lên.

Người dân tộc thiểu số vùng rừng núi thường dùng lá trà đắng tươi để nấu nước uống. Còn người miền xuôi uống trà đắng phải được phơi sấy khô để bảo quản lâu.

Lá trà đắng tươi hay sấy khô khi uống có vị đắng ở đầu lưỡi, nuốt vào đến cổ họng thì có vị ngọt thanh mát, dễ chịu./.

(Theo Bài và ảnh: Lê Vũ Hoàng/baocamau)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Hòn Đá Bạc ở đất mũi Cà Mau
  • Thương lắm lồng đèn Việt!
  • Pleiku, một cõi đi về...
  • Du lịch tâm linh ở Ngũ Hành Sơn
  • Làng cổ Trích Sài lưu dấu 1.000 năm Thăng Long
  • Mênh mang những huyền thoại Tây Hồ
  • Trà Cầu Đất, trà Ô Long trên đất Lâm Đồng
  • Ngọc trai ở Phú Quốc: Nhiều như cá khô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com