Tấp nập tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân (Ảnh: nguồn Internet)
Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, những hoài nghi ban đầu về hiệu quả của tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân và chợ đêm Đồng Xuân dần biến mất, thay vào đó là một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách gần xa tới mua sắm, tham quan, thưởng thức văn hóa nghệ thuật.
Phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân và chợ đêm Đồng Xuân đã thể hiện được nhiệm vụ chính là khai thác nét văn hóa phố cổ Hà Nội; quảng bá kiến trúc, không gian phố cổ; giới thiệu sản phẩm làng nghề phố nghề Hà Nội và xây dựng điểm đến của du lịch Hà Nội.
Không thể phủ nhận được một số bất cập nhỏ còn tồn tại ở không gian đi bộ phố cổ và chợ đêm Đồng Xuân nhưng nếu nhìn vào những cái lớn hơn thì tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân và chợ đêm Đồng Xuân đã thể hiện được một phần linh hồn phố cổ Hà Nội.
Nét văn hóa phổ cổ
Tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân kết nối với chợ đêm Đồng Xuân thành một không gian đi bộ phố cổ về đêm, dài gần 3km với điểm bắt đầu từ phố Hàng Đào, ngay sát hồ Hoàn Kiếm.
Phố đi bộ được tổ chức vào 3 buổi tối cuối tuần từ thứ 6 đến Chủ nhật, còn chợ đêm Đồng Xuân họp cả tuần, đặc biệt thứ 7 hàng tuần chợ còn tổ chức hoạt động văn nghệ dân gian như hát chèo, xẩm, ca trù, quan họ do Hội Nhạc sỹ Việt Nam thực hiện.
Ông Đỗ Xuân Thủy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Xuân (đơn vị quản lý tuyến phố đi bộ và chợ đêm Đồng Xuân), cho biết tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân và chợ đêm Đồng Xuân đã giới thiệu được yếu tố văn hóa, kiến trúc không gian phố cổ tới du khách trong nước và quốc tế; tạo điều kiện cho du khách khám phá Hà Nội về đêm, thông qua đó thu hút ngày càng đông hơn du khách đến tham quan Hà Nội.
Hòa vào dòng người đi chơi trong không gian đi bộ phố cổ mới cảm nhận được sức hấp dẫn của chợ đêm và phố cổ đêm; cho dù tiết trời nóng nực đêm mùa hạ cũng không nản bước chân người mua sắm, tham quan.
Suốt theo dọc tuyến phố đi bộ và chợ đêm Đồng Xuân, người ta có thể khám phá một phố cổ Hà Nội lung linh trong ánh đèn với thói quen sinh hoạt của người dân; đồng thời mua sắm những hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng tại những dãy sạp hàng dựng trong tuyến phố.
Hơn 3.000 hộ kinh doanh đêm trên khắp tuyến phố đi bộ và chợ đêm tạo ra sức hấp dẫn về mua sắm hàng hóa với giá cả rất bình dân. Điều đặc biệt, ngay cạnh những dãy hàng náo nhiệt người ta vẫn cảm nhận được một đêm phố cổ trầm mặc qua những mái ngói thâm nâu thiếu ánh đèn hay những căn nhà im lìm đóng cửa sau lưng.
Những căn nhà nho nhỏ, lô xô nằm nép mình vào nhau gợi lên cảm giác hoài cổ cho du khách đúng với bản chất cổ kính của những khu phố cổ. Anh John Lancaster, du khách đến từ Mỹ nói: “Tôi đã đi chợ đêm và phố cổ nhiều nước nhưng tôi thấy tuyến phố đi bộ và chợ đêm Đồng Xuân mang một đặc trưng riêng của Hà Nội, rất thú vị và tôi cũng mua rất nhiều hàng lưu niệm ở đây”.
Còn bà Lê Thị Lộc, nhà ở 113 phố Trúc Bạch, năm nay đã hơn 80 tuổi, lại đến chơi chợ đêm vì một lẽ khác. Bà rất thích chèo tổ chức ở đây và hôm nay có nghệ sỹ Thanh Ngoan biểu diễn nên bà say mê xem từ đầu đến cuối mới về.
Mở rộng không gian đi bộ phố cổ
Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, chủ trương của thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm tiếp tục mở rộng không gian đi bộ phố cổ Hà Nội.
Công ty cổ phần Đồng Xuân đã tiến hành nghiên cứu, đưa ra phương án mở rộng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc khu phố cổ Hà Nội với phạm vi mở rộng ra khu bảo tồn cấp 1 từ phố Hàng Buồm - Hàng Giầy - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến - Mã Mây.
Khu vực này còn lưu giữ lại nhiều công trình kiến trúc độc đáo do đó công ty phát triển theo hướng bảo tồn, khai thác giá trị lịch sử của các khu phố này.
Ông Đỗ Xuân Thủy cho biết, các khu phố này có nhiều cửa hàng ẩm thực nổi tiếng của Hà Nội xưa do đó chúng tôi vừa khai thác giá trị văn hóa vừa khai thác lợi thế ẩm thực.
Hướng xây dựng của đề án là thúc đẩy phát triển thành khu phố ẩm thực, khuyến khích các nghệ nhân đưa ẩm thực độc đáo của Hà Nội vào bày bán, vận động người dân mở cửa hàng ẩm thực Bắc - Trung - Nam.
Ông Thủy cũng cho biết thêm, công ty cố gắng xây dựng không gian đi bộ phố cổ mở rộng hoàn thành vào dịp 10/10/2009, đúng thời điểm Hà Nội kỷ niệm 999 năm Thăng Long - Hà Nội.
Một mặt, cũng để khai thác giá trị văn hóa phố cổ, Công ty cổ phần Đồng Xuân có kế hoạch tăng cường hệ thống chiếu sáng không gian phố cổ để tăng thêm vẻ đẹp phố cổ, mặc dù chương trình này gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài ra, Công ty đang đề xuất thành phố cho triển khai hoạt động hệ thống xe điện đưa đón du khách tham quan phố cổ và hồ Hoàn Kiếm để đảm bảo một môi trường du lịch văn minh.
Nếu các đề án này hoàn thành, khu phố cổ Hà Nội sẽ có thêm sắc diện mới, giá trị phố cổ càng được khơi dậy để chào đón thành phố 1.000 năm tuổi./.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Trước năm 1980, có tới 90% hộ làm nghề đến năm 1990 chỉ còn khoảng 50%. Nghề làm gốm vất vả diễn ra quanh năm, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 12, sản phẩm làm ra có cái cũng chỉ từ 500 - 1.000 ngàn đồng, nhưng nồi đất Trù Sơn đã đi khắp mọi miền đất nước. Những chuyến xe thồ chậm rãi suốt ngày đêm vào Nam ra Bắc, lên tận biên giới, đến với các vùng xa xôi, vùng dân tộc ít người... để ngâm chàm nhuộm thổ cẩm.
Đứng trên chùa Đồng, ở độ cao 1.068m, tay chạm vào mây ngỡ như trời xanh đã ở trên đầu. Phóng tầm mắt về phía xa xa, phong cảnh núi rừng đẹp như bức tranh thủy mặc lung linh trong nắng, ta cảm nhận được sự hòa hợp thiêng liêng của đất trời, hồn ta như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh...
Uống trà là một thú vui tao nhã trong giao tiếp. Nó trở thành nét văn hóa của người Việt Nam. Ở các tỉnh phía Bắc có nhiệt độ trung bình 15-20oC, cây trà mọc trên núi cao, rừng sâu được người dân tộc Tày, Nùng đem về trồng, lấy lá nấu với nước để uống.
Truyền thuyết dân gian kể rằng hòn Đá Bạc xưa là chốn bồng lai tiên cảnh. Chẳng biết thực hư thế nào, nhưng ngày nay hòn Đá Bạc đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia và trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách ở vùng đất mũi Cà Mau.
Có lẽ rồi đây hình ảnh lồng đèn giấy kiếng sản xuất trong nước chỉ còn lại trong tiềm thức của các em nhỏ qua những câu ca “Tết Trung thu em đốt đèn đi chơi. Em đốt đèn đi khắp phố phường. Đèn ông sao với đèn cá chép. Đèn thiên nga với đèn bươm bướm…”. Bởi những năm gần đây, lồng đèn nhựa Trung Quốc đã tràn ngập thị trường…
Một chiều mưa tầm tã cách đây gần hai mươi năm, một chàng trai trẻ tìm đến nhà tôi khi ấy đang ở trên đường Trần Hưng Đạo. Người ấy là Nguyễn Xuân Hoàng, đang học năm thứ 4 Khoa Văn- Đại học Tổng hợp Huế. Trước đấy tôi về quê, gặp Hoàng, em nói vu vơ: “Em sẽ lên Pleiku gặp anh”. Thế mà rồi tôi lên mới chưa được một tuần, Hoàng đã xuất hiện. Tôi đưa Hoàng đi uống cà phê vỉa hè Hùng Vương, tối khuya vào quán bánh xèo ở góc đường Nguyễn Văn Trỗi- Nguyễn Thái Học bây giờ uống rượu với bánh xèo thay cơm chiều. Quán nghèo, đèn dầu và những cơn ngái ngủ. Chúng tôi đọc thơ và trầm ngâm chuyện.
Với nhiều đình, chùa cổ, huyền thoại, lễ hội dân gian lớn... Ngũ Hành Sơn (NHS) xác định việc phát triển du lịch tâm linh là xu hướng tất yếu. Nhiều khách du lịch đến NHS không chỉ để vui chơi, thăm thú, mà như đang thực hiện một cuộc hành hương về vùng đất thiêng, và tìm kiếm nơi trú ngụ bình yên, thanh thản cho tâm hồn mình.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”