Nói tới Tây Bắc, người ta hay dùng đến hai chữ "khám phá". Những câu chuyện kỳ thú về cách ăn nếp ở của những con người trên những vùng cao nguyên cực Bắc tổ quốc, nơi cư ngụ của rất nhiều dân tộc anh em, như vẫn còn chờ các vị khách miền xuôi khám phá. Một vài câu chuyện cóp nhặt trên đường…
Ăn phức tạp
Người dân tộc Thái chừng như mê món nướng: cá nướng, gà nướng, thịt heo xiên nướng, thịt băm nướng. Tiếp đến là món luộc, như cải luộc, trâu luộc nậm pịa (chất trong phèo trâu)… Tưởng chừng họ ăn uống đơn giản, nhưng không, chỉ với món canh da trâu gác bếp "đơn giản", họ đã cho vào đấy hơn 30 loại gia vị! Món thắng cố người Tày nghe qua tưởng rất "ghê" hóa ra cũng nồng đượm thịt ngựa, lòng ngựa cùng khoảng tám món gia vị.
Món ăn người Mông (H'Mông) mang đậm chất du canh du cư. Món cơm mèn mén bằng bắp ngô là món mà một người Mông có thể mang đi để dành ăn hàng tháng mà không hư thiu. Cá chua, thịt chua, thịt hun khói của họ cũng vậy. Nhưng không phải vì là món "tích cốc phòng cơ" mà chúng thành ra dở, như món thịt chua ăn với cơm thì ăn đến "không biết no là gì". Rượu ngô cán ngèo của họ sau khi đuợc ủ, được cho hạ thổ ba tháng cho nên "tương truyền" là khi say người uống chỉ cần "hạ thổ" nằm đường là hết say ngay. Không hiểu là "tập tục" tây xâm nhập những vùng miền này từ bao giờ, mà hễ cứ mỗi khi mời nhau uống chén rượu người ta lại bắt tay nhau. Lại nữa, nam nữ "có ý" với nhau trong bàn tiệc, mời nhau uống "khát vọng" bằng cách bắt chéo tay…
Mặc cầu kỳ
Phải nói là hơi "choáng" khi nghe một bộ trang phục dân tộc mà có giá đến 15 - 20 triệu đồng! Đa phần trang phục của các dân tộc ở Tây Bắc đều đẹp, cầu kỳ, nhưng "nhất hạng" phải kể đến người Lô Lô. Một bộ trang phục "cao cấp" bằng những loại vải cổ của họ có giá như đã nêu. Những bộ ở mức bình thường, phổ biến, giá cũng đã khoảng dăm ba triệu.
Cô gái người Lô Lô tên Lò Thị Keng, con của một thầy mo trưởng một bản thuộc Mèo Vạc, Hà Giang, giọng tự hào: "Trang phục người Lô Lô là đẹp nhất, cầu kỳ nhất". Chỉ riêng dải thắt lưng thôi người ta cũng phải mất đến ba tháng để làm, còn hoàn thành trọn bộ quần áo thì mất sơ sơ chỉ 3 - 5 năm. Công phu là ở chỗ chọn lựa và ghép những mảnh vải màu với nhau sao cho chúng có thể phối màu hài hòa cho cả bộ. Và đó cũng là những sáng tạo riêng của mỗi người, khiến cho những bộ trang phục không có bộ nào giống bộ nào.
Những ngày lễ tết hẳn thôn bản Lô Lô rực rỡ sắc màu trang phục truyền thống. Chỉ có một điều đáng ngại là đến thế hệ như thế hệ cô gái, hầu như chẳng có mấy người còn chịu khó học nghề thế hệ trước để tự làm lấy cho mình bộ trang phục đẹp đẽ này.
Yêu "khổ ải"
Trai gái người Mông thường tìm bạn đời ở các chợ phiên. Khi chàng trai cô gái "lòng trong như đã, mặt ngoài còn e", thì chàng liền tiến đến gần nàng, dùng tay vỗ lên… mông nàng và nói: "Tâu sư". Nếu nàng không có dấu hiệu phản ứng, chàng liền dắt tay nàng về nhà mình và "nhốt" kín vào trong buồng. Trong tập tục "bắt vợ" nổi tiếng của dân tộc này, dường như chẳng có dấu hiệu "bạo lực" như nhiều người vẫn nghĩ. Chàng trai không hề bén mảng đến căn buồng nơi "nhốt" nàng, mà chỉ là mẹ hoặc em gái của chàng. Vài ngày sau, khi bên đàng gái phát hiện ra sự việc, kéo nhau đến nhà trai "cự cãi" chiếu lệ để rồi quay về nhận quà cưới của bên đàng trai.
Phần "khổ ải" trong yêu đương cưới gả của người Thái lại thuộc về chàng trai. Người Thái có tục "chọc sàn", chàng trai một khi đã phải lòng một cô gái đêm đêm phải đến nhà sàn của nàng dùng cây chọc vào phần nhà sàn nơi nàng ngủ theo những ám hiệu mà nàng đã cho biết (khéo chứ nhằm vào chỗ… bố vợ tương lai thì đến khổ). Khi đã ưng, nàng chui ra ngoài cùng chàng thâu đêm tâm sự. Một lễ cưới linh đình kéo dài tận ba ngày khoản đãi mọi người của dòng họ đàng gái. Sau đó lại là ba năm ở rể nhọc nhằn trước khi "đôi trẻ" muốn ra riêng. Nhiều chàng trai còn bị buộc làm "rể hờ" vất vả làm lụng không công cho nhà người yêu vài ba năm để được "thử thách" mọi mặt về đạo đức…
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Người Dao Tiền Bắc Kạn sống rải rác ở các huyện Ba Bể, Ngân Sơn… là dân tộc có nền văn hoá đặc sắc riêng biệt Trang phục của người Dao Tiền cầu kì, tinh tế nhưng phù hợp với tập quán và tập quán lao động sản xuất của mình. Khác với người Dao đỏ hoạ tiết trong trang phục chủ yếu là màu đỏ thì người Dao Tiền Bắc Kạn màu sắc chủ đạo trong trang phục là màu chàm và màu trắng rất tinh tế nhưng nhã nhặn, hài hoà.
Truyền thuyết dân gian của người Việt và người Chăm đều cho rằng cá voi (cá Ông) không phải là một loài cá bình thường mà là một loại cá thần. Biểu hiện ở đây không phải là do có sức vóc to lớn và sức chịu đựng khác thường, mà là loài cá có suy nghĩ, có tình cảm, đặc biệt là sự cảm nhận về tâm linh như con người. Không phải ngày xưa mà ngay cả bây giờ nhiều người vẫn nghĩ thế.
Người Êđê tuy có gần 30 nhóm địa phương khác nhau,nhưng đều chung một hình thức trang phục. Về hình thức, y phục và cách làm dáng của đồng bào Êđê mang những nét chung của nhiều dân cư ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên. Nữ mặc váy dài và áo ngắn chui đầu. Nam giới thì đóng khố và mang áo cánh dài quá mông. Nam nữ đều thích dùng nhiều trang sức bằng vòng bạc, vòng đồng.
Con thuyền gắn bó với sinh hoạt, đời sống, phong tục, lễ hội của người Việt Nam từ cổ xưa đến nay. Văn hóa vùng sông, biển với những tục lệ lâu đời đã thành phong tục đặc sắc là vốn quý trong kho tàng văn hóa dân gian bản địa cổ truyền.Thuyền rồng để vua dùng gọi là "thuyền ngự".
Nếu như lễ hội đâm trâu là một nét văn hóa đặc trưng mang tính phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, thì đối với người Chăm nghi lễ chém trâu tế thần rất hiếm khi diễn ra. Có thể nói lễ chém trâu được coi là một phong tục độc đáo mang tính riêng biệt của cộng đồng người Chăm Lạc Tánh.
Ở thôn Thẩm Rộc, xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên từ 13 đời nay nghề rối Tày được dòng họ Ma Quang gìn giữ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng may thay nghề vẫn được truyền đến ngày nay.
Ngôi nhà 87 Mã Mây có bố cục không gian đặc trưng cho kiến trúc nhà ở kiêm bán hàng được xây dựng đầu thế kỷ XIX. Với kiểu nhà bám theo mặt phố để tiện lợi cho việc buôn bán, bố cục là nhà hình ống, chia thành nhiều lớp nhà có chức năng sử dụng khác nhau và được thông gió và lấy sáng tự nhiên bằng các sân trời.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”