Nằm bên hồ Tây quanh năm lộng gió, Trích Sài là một trong 6 làng cổ thuộc vùng Kẻ Bưởi, một vùng đất gắn với sự hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội.
Các làng trong vùng Bưởi xưa được gọi là phường, là một đơn vị hành chính cấp cơ sở. Sử cũ ghi lại, thời nhà Lý các phường của vùng Bưởi thuộc vùng ngoại thành Thăng Long nằm trong phủ Ứng Thiên.
Năm Gia Long thứ 4 (1905), các phường An Thái, Hồ Khẩu, Võng Thị, Trích Sài thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức. Năm Minh Mệnh 12 (1831) các phủ, tổng, huyện này thuộc tỉnh Hà Nội. Trải qua nhiều sự thay đổi, Trích Sài ngày nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Làng Trích Sài cùng với các làng khác của Kẻ Bưởi nằm trên vùng bãi bồi ven sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Sông Thiên Phù được phù sa bồi lấp dần từ thời Lý, sang thời Lê, dòng Thiên Phù chỉ còn lại dấu vết là những khoảnh ao. Vùng đất này có một bề dầy văn hóa, lịch sử, dấu tích lưu lại đến ngày nay là hàng loạt các di tích đền chùa miếu mạo.
Những vị cao niên kể lại rằng, Trích Sài xa xưa còn gọi là làng đốn củi, liên quan đến sự tích hồ Dâm Đàm (hồ Tây ngày nay). Thủa đó, hồ Dâm Đàm có rừng rậm xung quanh, nhiều loại gỗ quý hiếm trong đó có loài cáo 9 đuôi trú ngụ nên dân Trích Sài hàng ngày tới kiếm củi bán và săn bắn. Dân làng còn làm nghề đánh cá, cào ốc, bắt trai hến trong hồ vì nơi này các loài thủy sinh cư trú rất phong phú.
Cùng với các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài nổi tiếng với nghề dệt lĩnh truyền thống. Theo truyền thuyết, thời vua Lê Thánh Tông (1470-1497), nhà vua cho một cung nữ gốc Chàm là Phan Thị Ngọc Đô cùng 24 thị tỳ ra ở thôn Trích Sài lập trang Thiên Niên. Bà Ngọc Đô đem kỹ thuật dệt lĩnh cổ truyền của người Chàm truyền lại cho dân làng, dạy dân trồng dâu, nuôi tằm.
Lĩnh hoa vùng Bưởi nổi tiếng khắp nơi, không chỉ phục vụ người dân kinh thành Thăng Long mà còn bán ra nước ngoài. Vì thế người ta mới đúc kết: "The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng/Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên". Ngày nay, nghề dệt lĩnh không còn do sự sàng lọc của cuộc sống nhưng người ta vẫn ghi nhớ một nghề thủ công một thời danh tiếng của vùng đất bên bờ hồ Tây.
Bà Hồ Thúy Lan, cán bộ văn hóa Ủy ban Nhân dân phường Bưởi, một người sinh ra tại vùng Bưởi rất thông thạo văn hóa lịch sử làng Trích Sài, khẳng định rằng Trích Sài có đủ các loại hình di tích lịch sử từ đình, chùa, am, miếu, đền, văn chỉ trong đó có những di tích gắn với lịch sử triều đại nhà Lý.
Chùa Thiên Niên, một di tích lịch sử cấp quốc gia, nằm trong một quần thể di tích ở phía đầu làng Trích Sài. Trước đây quần thể này có gò Bát Tháp, núi Ngũ Nhạc, đàn trừ Hồ tinh, miếu trấn trị yêu quái.
Theo sử cũ, trước khi dựng chùa Thiên Niên, nơi đây có chùa Bát Tháp từ thời Lý Nam Đế dành cho hai công chúa con vua sau khi đi học pháp thuật trừ diệt hồ tinh về trụ trì thắp hương niệm Phật. Hàng năm các quan trong triều về đây làm lễ quốc tế.
Đến thời Lê Thánh Tông (1460-1497), nhà vua cắt một nửa thôn Trích Sài cho các cung phi và dựng miếu cho các cung phi thờ cúng niệm Phật. Trước miếu có chùa Bát Tháp dựng trên nền đất thấp, nhà vua cho rời lên khu đất cao và đổi tên là chùa Thiện Niên.
Đình làng Trích Sài cùng với đình làng Võng Thị thờ ông Mục Thận làm thành hoàng làng. Thần Mục Thận có công cứu vua Lý Nhân Tông thoát khỏi âm mưu hãm hại của Thái sư Lê Văn Thịnh trong một lần nhà vua đi du ngoạn hồ Tây. Cứ đến ngày 6/9 âm lịch hàng năm, nhân dân lại tổ chức giỗ ông Mục Thận.
Am Gia Hội hay còn gọi am Trích Sài thờ ba công chúa Phúc - Lộc - Thọ gắn với việc trừ loài hồ tinh. Tục truyền hai công chúa con vua Lý Nam Đế một lần đến núi Long Đỗ ven hồ Tây thuộc địa phận làng Trích Sài thấy có loài cáo chín đuôi chuyên làm hại dân trong vùng.
Hai nàng lập đàn trừ cáo nhưng không được liền đón Vạn Thọ phu nhân là pháp thuật cao đến lập đàn. Bà cùng hai công chúa vừa cúng xong thì rừng cây mất nhiều, cáo chín đuôi chay hết song bà Vạn Thọ phu nhân theo giông bão mà hóa. Vua Lý Nam Đế cho lập đền thờ bà, gọi là Kim mẫu hóa thân. Khi hai công chúa con vua là Vạn Phúc và Vạn Lộc hóa, đền lại phụ thờ cả hai bà.
Ngoài ra, Trích Sài còn có miếu thờ bà Phan Thị Ngọc Đô là bà chúa dệt lĩnh và Văn chỉ là nơi sinh hoạt của các cụ đồ nho xưa.
Cụ Nguyễn Hoàng Sâm, năm nay 84 tuổi, người làng Trích Sài rất tâm huyết với mảnh đất có lịch sử hàng nghìn năm nơi sinh ra cụ. Hiện giờ cụ là Chủ tịch Hội người cao tuổi phường Bưởi và cũng có thời gian dài công tác tại Thông tấn xã Việt Nam, tuy bận rộn nhưng cụ dành rất nhiều thời gian nghiên cứu lịch sử của làng.
Cụ tâm sự rằng: “Làng Trích Sài ngày nay đô thị hóa nhiều nhưng nhiều người dân vẫn giữ được nếp sinh hoạt cũ. Trong làng vẫn còn những ngôi nhà cổ rất đẹp”.
Cụ dẫn chúng tôi thăm nhà ông Nguyễn An Thuế, một ngôi nhà cổ 5 gian tương đối nguyên vẹn, có bề dày 88 năm tuổi. Giữa một không gian toàn nhà bêtông, nhà cổ ông Nguyễn An Thuế không những không lạc lõng mà giống như một điểm nhấn khiến ai đi qua cũng phải nhìn vào.
Giữa tiết trời nóng nực, nhà ông Thuế lại mát mẻ. Không gian bài trí hài hòa, có sân, cây cối, hòn non bộ, nhà ngang, gian dệt cửi thủa xưa và nổi bật trong nhà chính là nơi thờ cúng gia tiên. Ông Nguyễn An Thuế cho biết: “Rất nhiều người tới thăm nhà tôi và ai cũng trầm trồ khen ngợi. Chính bởi thế, con cháu nhà tôi không ai dám bàn việc bỏ đi xây mới mà muốn giữ lại nếp nhà của tổ tiên để lại”.
Làng cổ Trích Sài không chỉ là mảnh đất có bề dày văn hóa lịch sử, nhân dân nơi này còn có truyền thống yêu nước, kiên cường đấu tranh qua hai cuộc kháng chiến. Người làng Trích Sài tự hào có ông Phùng Xuất Nghĩa, vị thủ lĩnh của hàng ngàn quân trong phong trào chống Pháp. Hay cụ Nguyễn Hoàng Tôn, tham gia hoạt động cách mạng ngay từ đầu những năm 30, bị kết án tử hình khi bị giặc Pháp bắt. Hiện nay, tên cụ vẫn được ghi danh ở Nhà tù Hỏa Lò và được đặt tên cho một con đường ở quận Tây Hồ.
Đến Trích Sài hôm nay, cuộc sống đã thay đổi nhưng các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống vẫn được nhân dân gìn giữ, bảo tồn những nét riêng của mảnh đất ven kinh thành Thành Long xưa./.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Cù lao Ông Hổ, nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, TP.Long Xuyên (An Giang), quê hương của Bác Tôn. Trên cù lao có khu lưu niệm và đền thờ Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong khuôn viên hoa trái xum xuê. Trước đây, nơi này là ngôi nhà gỗ, được xây dựng vào năm 1887, do thân sinh của Bác Tôn là cụ Tôn Văn Đề xây dựng, với lối kiến trúc hình chữ Quốc, sàn lót ván, mái lợp ngói ống, ngang 12 m, dài 13 m, rộng hơn 150 m2.
Trong vô số lễ hội quanh năm của đồng bào dân tộc Khmer, có ba lễ hội quan trọng là Chol Chnam Thmay, Dolta và Ok Om Bok. Nhưng lễ hội Ok Om Bok được tổ chức rôm rả hơn cả.
Cách Hà Nội 250km về phía Bắc, Vườn quốc gia Ba Bể thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng với nhiều phong cảnh kỳ thú và đa dạng về sinh học. Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ.
Mỗi độ thu về, Tây Bắc lại trở nên cuốn hút và gợi mời bởi sắc màu của lúa. Mù Căng Chải lúa reo đỉnh trời. Ý Tý mù sương bồng bềnh trong biển lúa. Hoàng Su Phì cong cong những thửa ruộng bậc thang. Tú Lệ lộng lẫy trong mùa vàng… Mỗi điểm đến một chuyến đi, một cung đường, và những niềm vui bất tận.
Hòn Tre (xã Hòn Tre, huyện Kiên Hải, Kiên Giang) đang thu hút nhiều du khách với vẻ đẹp hoang sơ và nhiều thú tiêu khiển dựa vào thiên nhiên. Cách bờ khoảng 30 km, du khách có thể đi về trong ngày...
Chùa Hang tọa lạc tại thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, một ngôi chùa cổ kính được xây dựng từ năm 1637 trên khuôn viên rộng 7 ha và đã trải qua gần mười lần trùng tu. Chùa Hang trước kia còn gọi là chùa Dơi, vì nơi đây có nhiều đàn dơi kéo nhau về quần cư sinh sống tạo nên một khung cảnh êm đềm, hoang sơ và tĩnh mịch, thu hút rất nhiều du khách.
Lễ mừng lúa mới của các tộc người J'rai và Bahnar sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có từ lâu đời và được gìn giữ, phát huy cho tới ngày hôm nay.
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cách thành phố Pleiku (Gia Lai) khoảng 50km phía Đông Bắc, nằm trong khu vực giữa Đông và Tây của dãy Trường Sơn. Được biết, vườn lấy tên Kon Ka Kinh là tên đỉnh núi cao nhất, cao 1.748m so với mực nước biển. Đỉnh núi này còn được mệnh danh là “nóc nhà của tỉnh Gia Lai”.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”