Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ý Tý mù sương

a
Người Hà Nhì đen thôn Lao Chải cùng nhau chuẩn bị đồ cúng trên lưng chừng núi tại lễ tảo mộ vào cuối năm cũ hoặc đầu năm mới

Vượt qua Cổng Trời, ngược lên đỉnh Nhù Cồ San (núi Sừng Trâu), con đường lượn xoáy ốc qua những đỉnh núi đá chót vót, hun hút... và dường như đã đủ thử sức khách lữ hành, thôn Lao Chải của người Hà Nhì đen, cách thành phố Lào Cai hơn 70km (thuộc huyện Bát Xát, giáp biên giới Trung Quốc) hiện ra trong sương mờ của cao nguyên Ý Tý.

Trên cao nhìn xuống, Lao Chải nằm giữa vùng núi đá và các đồi cỏ tranh với những căn nhà trình tường trông giống những cây nấm khổng lồ mọc bên sườn núi ở độ cao 2.660m. Người Hà Nhì đen (một trong những dân tộc ít người nhất VN) sống quanh năm trong sương phủ, giá rét.

Lao Chải có 76 hộ dân, là thôn có số người Hà Nhì đen sinh sống đông nhất ở Ý Tý. Các ngôi nhà ở đây đều được làm theo kiểu trình tường, bằng đất với hai vòng trong và ngoài. Tường nhà thường đắp dày 40-45cm, cao khoảng 4,5-5m trong lõi có xếp đá cục, bằng nắm tay.

Mỗi ngôi nhà rộng 65-80m2, có mái dốc ngắn (bốn mái) lợp cỏ tranh, không có hiên. Ở giữa ngôi nhà có một cửa ra vào và một hoặc hai cửa thông gió ở bên trái hoặc bên phải của lối đi. Bên trong có lần cửa thứ hai cũng dày như tường ngoài. Sau lần cửa này là bếp và giường ngủ của chủ gia đình.

a
Một góc thôn Lao Chải bao phủ bởi sương mù lúc 17g45 chiều
a
Trên cao nguyên của sương mù và giá rét này vào tháng mười hai, giữa lớp học là một đống lửa lớn được đốt lên để tránh cái lạnh khắc nghiệt ở nơi này
a

Dù có điện nhưng muốn vượt qua những con đường núi trong sương mù và cái lạnh của đêm, hai mẹ con người phụ nữ Hà Nhì đen này vẫn phải dùng một bó đuốc lớn

Phòng khách trong căn nhà trình tường của ông Chu Che Có, trưởng thôn Lao Chải
Phòng khách trong căn nhà trình tường của ông Chu Che Có, trưởng thôn Lao Chải
Nền móng kiên cố của những ngôi nhà trình tường được xếp bởi đá cục, dày khít, chắc chắn trước khi trình đất làm tường
Nền móng kiên cố của những ngôi nhà trình tường được xếp bởi đá cục, dày khít, chắc chắn trước khi trình đất làm tường
Bữa cơm tối được dọn trên mâm “Hà chì” truyền thống ở gia đình bà Sò Ha Bớ, thôn Lao Chải 1 (bà và cô)
Bữa cơm tối được dọn trên mâm “Hà chì” truyền thống ở gia đình bà Sò Ha Bớ, thôn Lao Chải 1 (bà và cô)

Phụ nữ Hà Nhì đen đeo gùi với một sợi dây tết bằng lông đuôi ngựa quàng trên trán để gùi củi, rau rừng. Trong bữa ăn, thức ăn được dọn ra trên mâm được đan từ cây trúc, vầu và cây mây. Phụ nữ bao giờ cũng là người ăn sau.

Sẽ mất đi một phần linh hồn của Lao Chải nếu bạn không nghe tiếng nhị, tiếng đàn tròn của trai gái tìm nhau và tục trùm chung một chiếc chăn ấm hát giao duyên tâm tình suốt đêm trong hội Khô chà già. Sau ngày hội, chàng trai lại trùm chăn vác cô gái mà mình đã tìm hiểu trong những ngày hội ấy về làm vợ.

(Theo Vietnamnet)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Chùm ảnh: Hà Nội và những cái hồ có một không hai
  • Chợ bò vùng cao
  • Mơ màng Thung lũng Khoang Xanh
  • Xuân về trên đảo Bạch Long Vỹ
  • Mai anh đào 'nhuộm' hồng Đà Lạt
  • Lễ hội Gầu Tào ở vùng cao Si Ma Cai
  • Thầy, trò và con hổ
  • Lễ tiễn người dương gian về “Mường Trời”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com