Chả cá Lã Vọng đã được nhà báo nước ngoài đánh giá là "món nên ăn trước khi chết". (Ảnh: Internet)
Ẩm thực là một trong những thế mạnh của du lịch Việt Nam với những món ăn đã được các chuyên gia ẩm thực đánh giá là “ngoại hạng” trong nền văn hóa ẩm thực châu Á và thế giới như chả cá Lã Vọng, phở, nem... Tiềm năng thì rất lớn, nhưng đến nay các hoạt động quảng bá, xúc tiến để khách du lịch biết đến ẩm thực của Việt Nam vẫn còn quá ít và chưa thật bài bản.
"Vừa miệng" du khách
Những ngày đông giá rét này, quán Chả cá Lã Vọng (số 14 Chả Cá, Hà Nội) lúc nào cũng chật kín khách, bởi lẽ, được ngồi trong không gian trầm mặc của phố cổ Hà Nội, thưởng thức những miếng chả cá nóng hổi, thơm ngậy là điều tuyệt vời nhất.
Không chỉ có người dân Hà thành mà rất nhiều du khách nước ngoài cũng đến đây thưởng thức.
Vợ chồng ông bà David và Colleen - du khách đến từ Mỹ rất thích thú khi thưởng thức món chả cá nổi tiếng ở đây.
Ông David cho biết: “Tôi đã đi du lịch nhiều nước, ăn nhiều món ăn khác nhau. Nhưng khi sang Việt Nam, được thưởng thức những món ăn của các bạn, tôi rất hài lòng. Tôi đã đi từ Hà Nội vào miền Trung, miền Nam, được ăn rất nhiều món ăn, nhưng tôi thích các món ăn ở Hà Nội nhất. Tôi thích ăn phở ở phố Lý Quốc Sư, thích ăn chả cá Lã Vọng. Từ khi được ăn các món ăn của các bạn, tôi đã lấy đó làm tiêu chuẩn cho món ăn ngon của mình. Nhất định chúng tôi sẽ quay trở lại Việt Nam để tiếp tục được thưởng thức những món ăn tuyệt vời này”.
Anh Vũ Minh Thọ - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Đỉnh cao Á Châu (Asia Top Travel) - người đưa ông bà David đến thưởng thức chả cá Lã Vọng cho biết: “Tôi thường xuyên đưa khách hàng của mình đến đây ăn chả cá, và họ rất thích. Ngoài chả cá, còn có nhiều món được du khách nước ngoài rất thích như phở, nem rán... Tháng trước, có một số chuyên gia Philippines sang Việt Nam dự hội thảo, được bạn bè giới thiệu trước nên khi đến Việt Nam, họ yêu cầu tôi tổ chức riêng một tour du lịch ẩm thực, dẫn họ đi thưởng thức những món ăn nổi tiếng ở Hà Nội.
"Trước đó, Dàn nhạc giao hưởng Philadenphia - dàn nhạc lớn nhất thế giới của New York - đến Việt Nam biểu diễn, sau khi được tôi đưa đi thưởng thức chả cá Lã Vọng cũng đã rất hài lòng. Cảm nhận của những du khách ấy được gói gọn trong một câu “ẩm thực Việt Nam tuyệt vời, rất ấn tượng!”, anh Thọ kể.
Một địa chỉ ẩm thực rất Việt Nam - nhà hàng Ánh Tuyết (25 Mã Mây) cũng là nơi thu hút rất đông du khách nước ngoài. Các du khách khi đến đây không chỉ được thưởng thức văn hóa ẩm thực Việt Nam như ăn những món ăn chế biến theo cách truyền thống, rửa tay bằng nước lá thơm theo phong tục của người Việt... mà còn được tận mắt chứng kiến và học cách chế biến các món ăn truyền thống của người Việt.
Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết - chủ nhà hàng cho biết có vị khách nước ngoài khi đến đây thưởng thức các món ăn Việt Nam đã thốt lên: "Nếu Chúa được ăn những món ăn của bà, Chúa cũng rơi nước mắt!"
Ông Anthony Bourdain - một đầu bếp có tiếng ở Mỹ sau khi thưởng thức các món ăn theo phong cách truyền thống ở nhà hàng Ánh Tuyết đã hết lời khen ngợi đây là một giá trị văn hóa thực sự của người Việt, hiếm nơi nào sánh được...
Những nhà hàng, những món ăn rất nổi tiếng ấy mặc dù đã có từ rất lâu đời, có tiềm năng rất lớn và được nhiều du khách trong, ngoài nước biết tiếng, nhưng vẫn chỉ mang tính chất cá nhân, hệ thống nhà hàng nhỏ lẻ, chứ chưa có sự liên kết, chưa trở thành thương hiệu của ẩm thực Việt Nam.
... vẫn "nhạt" tầm thế mạnh
Không phải bây giờ mà từ rất lâu rồi, nhiều món ăn Việt Nam đã được báo chí nước ngoài xếp vào danh sách những món ăn ngon nhất thế giới. Chả cá Lã Vọng đã từng được một nhà báo nước ngoài nhận xét là “một món nên ăn trước khi chết”.
Năm 2006, trang web du lịch MSN của Mỹ đã bình chọn Hà Nội đứng thứ 3 trong top 10 thành phố có đồ ăn ngon và đáng thưởng thức nhất thế giới...
Tiềm năng thì rất lớn, nhưng đến nay ẩm thực Việt Nam vẫn dừng ở mức “hữu xạ”.
Du khách biết đến ẩm thực Việt Nam biết đến các món ăn Việt Nam chủ yếu qua lời kể của bạn bè, qua các website cá nhân, qua sự giới thiệu trực tiếp của hướng dẫn viên chứ chưa có đơn vị quản lý, chưa có tổ chức nào quan tâm, đứng ra tổ chức liên kết để quảng bá cho thương hiệu ẩm thực Việt Nam một cách bài bản.
Các hoạt động quảng bá, xúc tiến để khách du lịch biết đến ẩm thực của Việt Nam còn quá ít, nên dù rất ngon, rất độc đáo nhưng không phải du khách nào cũng biết đến nó hoặc biết thì cũng rất khó tìm để thưởng thức.
Theo anh Vũ Minh Thọ, đối với ngành du lịch, chi phí cho thức ăn, đồ uống trong tổng chi phí của chuyến đi du lịch chiếm khoảng từ 18-20%. Điều quan trọng, các dịch vụ này là nơi “xuất khẩu tại chỗ” và làm gia tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thủy hải sản và công nghiệp chế biến thực phẩm.
Ngoài ra, giới thiệu, quảng bá về ẩm thực Việt Nam còn là phương pháp hữu hiệu để quảng bá về hình ảnh của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát các chương trình tour dành cho khách nước ngoài đến Việt Nam cho thấy, phần lớn các công ty du lịch chỉ nhấn mạnh đến các điểm du lịch, chứ hầu như không giới thiệu đến các món ăn Việt Nam.
Một vài công ty du lịch cũng đã tổ chức một số tour du lịch ẩm thực, nhưng mới chỉ dừng ở mức độ tự phát của từng đơn vị hoặc theo yêu cầu của du khách mà chưa đưa vào lịch trình thường xuyên và cũng chưa có sự liên kết nhằm tạo ra hệ thống tour du lịch ẩm thực chuyên biệt.
Ông Vũ Thế Long thuộc Câu lạc bộ ẩm thực Việt Nam cho rằng, để phát huy được thế mạnh của văn hóa ẩm thực Việt Nam, cần xây dựng một chương trình hợp tác liên ngành giữa những nhà nghiên cứu ẩm thực, văn hóa dân gian, công nghệ chế biến và bảo quản, giữa những nghệ nhân, nhà khoa học, nông nghiệp và thương mại, du lịch... để cùng nhau quảng bá các giá trị ẩm thực trong hệ thống đặc sản Việt Nam.
Ngoài ra, việc sưu tầm và phục hồi các lễ hội, hội thi dân gian liên quan đến trình diễn và chế biến ẩm thực Việt như thi nấu ăn, thi giã giò, nấu cỗ... các hoạt động giới thiệu văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam với du khách trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cho rằng để sớm đưa du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn, ngoài việc nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh thì việc phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc thì cần chú trọng đến việc giữ gìn và phát huy nghệ thuật ẩm thực phong phú, đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Ẩm thực được coi như một phương tiện quan trọng góp phần thu hút khách du lịch, bởi nó hội đủ các yếu tố độc đáo, đa dạng, phong phú, đảm bảo chất lượng, hợp khẩu vị, thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam từ việc lựa chọn nguyên liệu, chế biến cho đến việc trình bày, trang trí, cách thức thưởng thức...
Cùng với vẻ đẹp hấp dẫn của hàng ngàn điểm đến, các món ăn đậm bản sắc dân tộc, đặc trưng cho mỗi vùng miền trên đất nước cũng là yếu tố thu hút du khách quốc tế đến và quay trở lại Việt Nam./.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Năm 2009 đi qua, dần khép lại những khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Cùng với cả nước, người dân TP Hồ Chí Minh rộn ràng đón chào năm mới 2010 với nhiều niềm vui và lễ hội, mở đầu cho một năm đầy tin tưởng về sự phát triển bền vững.
Tối 10/1, khu phố đi bộ, ẩm thực và chợ đêm tại bến Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đã chính thức đi vào hoạt động, thu hút khoảng 4.000 người dân, khách du lịch đến tham quan, mua sắm.
Trên các diễn đàn và trong các văn bản, cụm từ "Ðà Lạt giàu tiềm năng phát triển du lịch" xuất hiện với tần số rất nhiều. Nhưng không lẽ, cứ "hát mãi khúc... tiềm năng", mà không nghĩ rằng giai điệu đã quá cũ. Sẽ là muộn khi những lợi thế so sánh chưa biến thành hiện thực, trong khi các địa phương lân cận, dù không giàu có tiềm năng bằng, nhưng đã đi xa.
Ngành du lịch Bình Thuận sẽ cùng với doanh nghiệp tiếp tục tổ chức các sự kiện, thực hiện chiến dịch nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức các gói khuyến mãi, giảm giá...
Năm 2009, ngành du lịch Việt Nam (VN) về đích “âm”, chỉ đón được gần 3,8 triệu khách quốc tế, giảm 11% so với năm 2008. Ngay tại TPHCM - trung tâm du lịch của cả nước, dù đã điều chỉnh mục tiêu đón 2,6 - 2,7 triệu khách quốc tế so với con số 3 triệu khách ban đầu nhưng cũng chỉ đạt được 2,5 triệu khách.
Ngày 8-1, tại TPHCM, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch “Lạng Sơn điểm hẹn và cầu nối hội nhập”, kêu gọi đầu tư vào các dự án du lịch, liên kết mở tour, tuyến đưa khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan Lạng Sơn.
Ngành du lịch Việt Nam - sau một thời gian dài đối mặt với khó khăn do sự sụt giảm lượng khách quốc tế và cơ sở hạ tầng xuống cấp, đang bắt đầu có những bước chuyển mình.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”