Khách du lịch nước ngoài thăm phố cổ Hà Nội ngày mùng 3 Tết năm nay. (Ảnh: Bích Ngọc/TTXVN)
Những ngày qua, địa bàn Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ "chặt chém," lừa đảo khách du lịch nước ngoài khi tới tham quan Thủ đô ảnh hưởng tới hình ảnh du lịch Hà Nội, gây bức xúc trong dư luận.
Thực tế vấn đề này không mới bởi tình trạng đeo bám, chặt chém, lừa đảo, trộm cắp, cướp giật đã xảy ra từ lâu thậm chí là thường xuyên nhưng việc thông tin tới cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thông chưa nhiều. Tuy vậy, trước tình hình tệ nạn này đang “nóng” trong dư luận, người dân đang mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đang tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng này.
Một nhân viên lễ tân khách sạn trong phố cổ Hà Nội (xin được giấu tên) nói: “12 năm làm việc trong phố cổ, tôi rất bức xúc về tệ nạn này nhưng không biết nói với ai và nhiều điều cũng không thể nói ra. Tôi chỉ muốn ngành du lịch Hà Nội phát triển, khách du lịch đến Hà Nội không có ấn tượng xấu. Nhưng thực tế ý thức của người dân chưa được tốt, còn mang lại cho khách nhiều điều chưa hài lòng, các cơ quan chức năng sở tại chưa vào cuộc quyết liệt..."
Anh này kể rằng, chuyện khách tham quan phố cổ bị mất camera, máy ảnh, túi xách... thường xuyên xảy ra và anh chứng kiến rất nhiều vụ. Bản thân anh thường xuyên nhắc nhở khách ra ngoài phải cẩn thận với tài sản, để túi đồ ở đằng trước, cảnh giác với những người bán bản đồ, bưu ảnh. Thậm chí, thấy khách của khách sạn mình bị các đối tượng chuẩn bị trộm đồ trước cửa, anh nhắc nhở khách, khi quay vào liền bị những người kia đe dọa. Hay, thấy khách mua một túi dứa bị bắt trả 500.000 đồng, anh đòi lại hộ khách liền bị người bán dứa chửi bới...
Nhân viên lễ tân giấu tên kể vanh vách những tụ điểm các đối tượng trộm cắp thường hoạt động như Ngã năm Hàng Đào-Hàng Gai-Cầu Gỗ-Đinh Tiên Hoàng-Lê Thái Tổ; ngã tư Cầu Gỗ-Hàng Thùng-Hàng Dầu... Còn ngay cả khi khách đến trình báo cơ quan liên quan, việc giải quyết rất chậm trễ, đầy tắc trách; có vụ việc người bị hại và người hại đã cùng xác nhận nhưng khi lấy lại tài sản phải ký tới hàng chục văn bản, giấy tờ và phải mất tới hơn 5 giờ đồng hồ. Trong khi thời gian du lịch tại Hà Nội lại rất ngắn và vô cùng quý đối với du khách.
Là lãnh đạo một công ty du lịch đón nhiều khách quốc tế vào Hà Nội, ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist thừa nhận rằng mọi vấn để ảnh hưởng tới tâm lý du khách là ảnh hưởng tiêu cực. Hiện tượng này xảy ra nhiều năm nhưng công tác chấn chỉnh chưa quyết liệt, chưa triệt để bởi nó liên quan tới nhiều ngành, không riêng gì ngành du lịch. Các doanh nghiệp khác cũng cho rằng, để giải quyết tình trạng này cần cái “bắt tay” của nhiều ngành và cần làm ngay.
Các hành vi nhẹ là đeo bám, chèo kéo khách mua bưu ảnh, đánh giày; nặng là "chặt chém," lừa đảo, trộm cắp có thể xảy ra ở bất cứ điểm du lịch nào tại Hà Nội nhưng tập trung nhiều nhất là khu vực Hoàn Kiếm. Đa phần các đối tượng xấu đều là dân nơi khác dạt về Hà Nội hành nghề, tạo môi trường du lịch xấu, đánh mất thiện cảm của du khách đối với điểm đến và hình ảnh cả quốc gia nói chung.
Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã có nhiều chương trình xử lý các hiện tượng này, từ sự gây cản trở giao thông của xích lô, hàng rong, đeo bám khách du lịch... nhưng việc giải quyết chưa triệt để. Sở dĩ, việc triển khai khó khăn do tất cả các đối tượng gây ra đều có động cơ trục lợi vì vậy giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có sự đồng bộ của các cấp ngành thành phố, từ ngành du lịch đến giao thông, công an, chính quyền quận, phường sở tại và cả cộng đồng.
Ngay cả việc xử lý các đối tượng vi phạm cũng thiếu cơ chế, chưa thích ứng với thực tiễn do mức xử phạt còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Hơn nữa, thời gian hoạt động của các đối tượng thường vào giờ nghỉ, ngày nghỉ; là lúc vắng bóng lực lượng chức năng.
Trước vấn đề này, ông Mai Tiến Dũng, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết Sở đã có nhiều công văn, chương trình làm việc với Công an thành phố, có những phương án tham mưu với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội để ra quyết định tạo lập môi trường du lịch tốt.
“Sắp tới, chúng tôi có chương trình cụ thể để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động cơ sở kinh doanh du lịch ở phố cổ, hoạt động của xích lô du lịch ở phố cổ, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải kiểm tra hoạt động taxi, phối hợp với lực lượng công an kiểm tra hoạt động gây bất lợi cho khách du lịch; phối hợp với quận Hoàn Kiếm tạo môi trường du lịch lành mạnh,” ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh./.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Tính đến thời điểm này, các phòng khách sạn tại Đà Nẵng được đặt trước ước đạt trên 85%, tại Hội An (Quảng Nam) đạt 70%. Hầu hết các khách sạn trên các tuyến đường dọc hai bên bờ sông Hàn đã hết phòng.
Với năm ngày nghỉ lễ dịp 30/4 và 1/5, dự báo lượng khách đổ về các khu vui chơi, giải trí, các trung tâm mua sắm ở Hà Nội tăng cao. Nắm bắt cơ hội đó, các điểm vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm đang rộn ràng chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nhân lực, lượng hàng, trang trí cổ động trực quan...
Tại lễ khai trương Du lịch Ba Vì 2013, do Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội tổ chức ngày 25/4 ở Tản Đà Spa Resort, ông Lê Văn Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện khẳng định năm 2013, huyện phấn đấu thu hút từ 2,2-2,3 triệu lượt khách, doanh thu về hoạt động kinh doanh du lịch đạt 200 tỷ đồng.
Ông Trịnh Huy Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, khẳng định, thị xã đang triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng du lịch tại Sầm Sơn theo hướng văn minh, thân thiện, chấm dứt tình trạng ép giá, ép khách.
Sáng 13/4, hơn 3.000 diễn viên, nghệ nhân văn hóa dân gian đến từ 13 huyện, thị, thành trong tỉnh, Trường dự bị Đại học dân tộc Trung ương và Trường Dân tộc nội trú tỉnh Phú Thọ đã mang một Lễ hội văn hóa dân gian đường phố độc đáo và ấn tượng mang đậm bản sắc văn hóa vùng đất cội nguồn.
Ngày 14/4, tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Khu di tích lịch sử Đền Hùng, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã long trong tổ chức Lễ dâng hương kính cáo các anh linh các Vua Hùng đã có công dựng nước, lập nên Nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên của đất nước Việt Nam.
Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên Địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới đây đã nêu rõ, công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản phải đồng hành với việc tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng trên cơ sở phát triển du lịch dựa vào khai thác các giá trị di sản ở Công viên địa chất Đồng Văn.
Lễ hội Carnaval Hạ Long 2013 với chủ đề “Sắc màu Quảng Ninh-Hội tụ và lan tỏa” sẽ chính thức diễn ra vào 20 giờ ngày 27/4, tại đường Hoàng Quốc Việt, phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”