Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường phục hồi nhưng không mạnh mẽ

 Với diễn biến hiện nay, xác suất tăng điểm cuối phiên ngày mai sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tăng điểm của nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn.  

Phân tích kỹ thuật:Kết quả tăng điểm nhẹ cuối phiên nhưng khối lượng giao dịch ở mức thấp cho thấy sự thờ ơ của dòng tiền bởi khá nhiều tín hiệu sideway (đi ngang) tiếp tục diễn ra. Như đã nhận định, ngưỡng hỗ trợ 480 điểm (Fibonacci 23,8% vẽ cho sóng 1) lại được kiểm tra thêm một phiên nữa nhưng vẫn đứng vững. VN-Index chỉ chạm ngưỡng hỗ trợ 480 điểm duy nhất 1 lần trong phiên sau đó sideway với biến động rất nhỏ. Nguyên nhân chính là do sự thận trọng và cả thờ ơ của hai bên mua và bán tạo ra khoảng trống về giá khiến khối lượng giao dịch sụt giảm và tạo điều kiện cho thị trường sideway.

Chúng tôi đánh giá ngưỡng hỗ trợ 480 điểm chỉ là ngưỡng hỗ trợ tâm lý đơn thuần và thị trường vẫn có khả năng kiểm tra ngưỡng 475 điểm (hệ thống các đường trung bình động MA 14 tại 478 điểm và MA 20 tại 475 điểm; Fibonacci 61,8% trung hạn). Trong cả phiên, VN-Index luôn nằm dưới mức đóng cửa phiên hôm qua và với kết thúc tăng điểm rất nhẹ cho thấy xu hướng giảm vẫn chưa trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, các chỉ báo sớm như RSI, MACD, Stochastic Oscillator vẫn duy trì tín hiệu bán ngắn hạn có từ phiên giao dịch trước. Như vậy, diễn biến của thị trường vẫn đang ủng hộ quan điểm của chúng tôi về xu hướng tích lũy của VN-Index sẽ tiếp tục diễn ra trong khoảng điểm 475-495. Do đó đối với nhà đầu tư ngắn hạn chỉ nên đưa ra quyết định mua bán khi nào VN-Index thoát khỏi kênh trên với khối lượng giao dịch tăng mạnh trở lại. Với diễn biến hiện nay, xác suất tăng điểm cuối phiên ngày mai sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tăng điểm của nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn.

Nhận định xu hướng:Chỉ số VN-Index tiếp tục tăng nhẹ nhờ lực sự tăng giá của một vài cổ phiếu vốn hóa lớn như BVH, HAG… ở thời điểm đóng cửa. Trong khi đó sự "dửng dưng" của phần lớn nhà đầu tư khiến cho thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp cùng với sự sụt giảm của phần nhiều các mã tham gia giao dịch. Như vậy, dù chỉ số VN-Index tăng nhưng đã có nhiều cổ phiếu giảm giá tới trên 5% trong những ngày đầu năm 2011. Do đó, lực cầu bắt đáy có thể sẽ gia tăng mạnh hơn trong phiên cuối tuần nhưng sự phục hồi (nếu có) cũng chưa thể mạnh mẽ. Về số phận của VN-Index, chúng tôi nhận thấy sự tăng giảm của chỉ số này trong phiên cuối tuần sẽ khó dự đoán do phụ thuộc quá nhiều vào các cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy vậy, sự tăng hay giảm đó không phải là vấn đề quan trọng do VN-Index tiếp tục trong giai đoạn tích lũy trước khi xác lập xu thế mới.

(FPTS)

  • 06/01: Khối ngoại mua ròng 81,07 tỷ đồng trên thị trường
  • Nỗ lực xoay chiều thành công, thanh khoản vượt nhẹ mốc 1.000 tỷ đồng
  • Uc-Index mất mốc 45 điểm phiên sáng nay
  • P/E của không phải là chỉ số duy nhất được quan tâm
  • “Trong ASEAN, TTCK Việt Nam vẫn là nhỏ nhất”
  • Huy động vốn qua TTCK: Cửa vẫn mở
  • Mở phiên trái chiều, VN-Index lùi về 480,86 điểm
  • CTCK - Phút nhìn lại chính mình
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!