Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam

Việt Nam: Kiềm chế lạm phát khoảng 8%

Trong nghị quyết số 23 vừa công bố hôm 5/5, Chính phủ đưa ra mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 8%, thay vì chỉ tiêu không quá 7% trước đây.

Chính phủ nhấn mạnh vẫn kiên định mục tiêu nhiệm vụ năm 2010 theo Nghị quyết của Quốc hội và các văn bản của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế vẫn được giữ 6,5% song chỉ tiêu lạm phát được ghi rất rõ: "Phấn đấu kiềm chế chỉ số lạm phát khoảng 8%".

Để đảm bảo mục tiêu này, Chính phủ cho biết sẽ tăng cường kiểm soát giá cả, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như điện, than, xăng dầu, lương thực... đồng thời triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường, bình ổn giá cả; xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo yêu cầu của Chính phủ, sẽ phải có biện pháp phù hợp để hạ lãi suất huy động xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay khoảng 12% và điều hành tỷ giá ở mức hợp lý.

Trên thực tế, mặc dù kinh tế có những dấu hiệu chuyển biến tích cực trong 4 tháng đầu năm, song vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao, nhập siêu lớn ảnh hưởng tới cán cân thanh toán. Nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã cảnh báo Việt Nam khó có thể kiểm soát lạm phát như chỉ tiêu đề ra, nếu giữ dưới mức hai con số đã là thành công rất lớn.

Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành quyết liệt điều hành bằng các biện pháp tổng hợp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, giảm dần nhập siêu xuống mức không cao hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu.
 
Kiên quyết không nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết, đồng thời sử dụng các biện pháp thuế, phi thuế và hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trong nước, góp phần giảm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.
 
Nghị quyết cũng nêu rõ trọng tâm trong thời gian tới là tăng cường quản lý thu chi ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm bội chi ở mức khoảng 6%. Chỉ ứng vốn năm 2011 cho các công trình thiết yếu, hoàn thành trong năm 2010.
 
Tập trung chỉ đạo, thúc đẩy giải ngân hết nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch. Chú trọng thu hút và giải ngân vốn FDI, ODA, đẩy mạnh đầu tư gián tiếp.
 
Đồng thời, Chính phủ yêu cầu kiểm tra, đôn đốc các dự án trọng điểm, cấp bách, có khả năng hoàn thành trong năm 2010 để sớm đưa công trình vào sử dụng, nâng cao hiệu quả đầu tư; Coi trọng bảo đảm điện cho sản xuất và đời sống; Tập trung nghiên cứu, sớm có sản phẩm trọng điểm quốc gia.

ADB:  Lạm phát của Việt Nam năm nay sẽ ở mức 10%
(Thanh Bình // Vnexpress )

Tỷ lệ lạm phát dự báo cho năm 2010 ở 10% được đưa ra trong Báo cáo Triển vọng phát triển kinh tế châu Á 2010 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố sáng nay tại Hà Nội.

Do sự tăng trưởng nhanh chóng của cung tiền trong năm 2009, việc phá giá đồng Việt Nam và diễn biến giá thế giới, lạm phát có nguy cơ tăng tốc trong năm nay. Tỷ lệ lạm phát 10% cho 2010 được tính toán trong giả định rằng Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài khóa hơn nữa để giảm áp lực lạm phát, duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Lạm phát có thể sẽ giảm xuống 8% vào năm sau, ADB nhận định.

Cũng trong giả định đó, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của Việt Nam đạt 6,5%, phù hợp với mục tiêu của Chính phủ. Con số tăng trưởng dự kiến cho năm 2011 của tổ chức này là 6,8%.

Nhờ nhiều biện pháp ứng phó, Việt Nam đã bắt đầu hồi phục từ quý II năm ngoái và đạt mức tăng trưởng 5,3% cho cả năm 2009, cao hơn nhiều các nước khác. Tuy nhiên, các chính sách kích thích cũng đưa đến những nguy cơ tổn thương ở tầm kinh tế vĩ mô, đặc biệt là áp lực lên đồng Việt Nam và lạm phát, báo cáo của ADB nhận xét.

Với những nguy cơ này, Ngân hàng đề nghị Chính phủ Việt Nam thắt chặt chính sách tiền tệ. Theo ADB, những động thái thắt chặt gần đây của Ngân hàng Nhà nước chưa đủ và sẽ đến lúc Việt Nam phải tăng lãi suất tiền đồng.

Bên cạnh đó, ADB cũng gợi ý Việt Nam cần cải thiện hiệu quả của tăng trưởng kinh tế, thay vì mải mê chạy theo các con số. "Sự ổn định và hiệu quả sẽ là động cơ cho sự phát triển bền vững của Việt Nam và bây giờ không phải là lúc vội vàng. Như chúng ta biết, thỏ chưa chắc đã chạy nhanh hơn rùa", ông Ayumi Konishi, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam phát biểu.

So với hồi tháng 12 năm ngoái, ADB hiện nay có cái nhìn lạc quan hơn về châu Á khi nâng mức dự báo tăng trưởng cho nhóm các nước châu Á đang phát triển từ 6,6% trong năm 2010 lên 7,5%.

HSBC dự báo Việt Nam năm 2010: Nguy cơ “ổ voi” lạm phát
(Theo Quốc Khánh // SGTT Online)

Theo báo cáo kinh tế châu Á quý 1 do HSBC đưa ra, Việt Nam là một trong các nước có khả năng phải đối mặt với nguy cơ lạm phát do tác động của thâm thủng cán cân thương mại và lạm phát cuối năm qua có dấu hiệu tăng dần, kèm với áp lực đồng USD lên giá tại Việt Nam. Vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay ở mức 6,8%, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam vẫn phải duy trì bài toán tăng trưởng dựa trên đầu tư.

Trong các nước châu Á, xét về tỷ trọng đầu tư trên GDP, Việt Nam xếp thứ ba, với 41%, chỉ sau Trung Quốc (43%) và Ấn Độ (41,3%).

Vẫn giữ cơ cấu đầu tư lớn, trong khi hiệu quả đầu tư tại Việt Nam không cao, khiến cho lạm phát có thể tăng trở laị. Theo HSBC, lạm phát có thể ở mức 10,1% trong năm nay trước khi giảm còn 7% trong năm 2011. Cụ thể, HSBC dự báo chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong hai quý đầu năm, với con số tương ứng là 12% và 11% trước khi giảm dần trong sáu tháng cuối năm. Chỉ số giá tiêu dùng quý 3, theo HSBC, là 11% và sau đó giảm còn 8,5% vào quý 4.

Trên cơ sở dự báo lạm phát ở mức hai con số trong ba quý liên tiếp, HSBC cho rằng, lãi suất cơ bản sẽ tăng dần đều trong bốn quý, với số liệu tương ứng là 9%, 10%, 11% và 12%.


Lạm phát ở Hàn Quốc có chiều hướng gia tăng
(TTXVN/Vietnam+)

Viện Nghiên cứu kinh tế LG nhận định nền kinh tế Hàn Quốc đang chứng kiến những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong khi lạm phát có chiều hướng gia tăng.

Theo Viện LG, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc sẽ đạt đỉnh trong quý 1 năm nay, sau đó giảm dần ở những tháng còn lại của năm.

Các chuyên gia cho rằng khu vực kinh tế tư nhân của Hàn Quốc hiện vẫn chưa đủ mạnh để hỗ trợ đà hồi phục, trong khi các yếu tố rủi ro bên ngoài gia tăng như nợ nước ngoài, càng khiến nền kinh tế thêm bất ổn.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp không mặn mà với việc đầu tư và người tiêu dùng lại xem xét đến việc siết chặt hầu bao.

Tương phản với đồ thị tăng trưởng kinh tế đang đi xuống, giá cả tiêu dùng lại có chiều đi lên ngoài dự kiến, do giá dầu và các nguyên liệu đầu vào khác gia tăng.

Số liệu của Viện Thống kê Hàn Quốc cho thấy trong tháng Một, giá cả tiêu dùng ở Hàn Quốc đã tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2009 và là mức tăng cao nhất kể từ tháng 4/2009.

Theo các chuyên gia kinh tế, xu hướng này là lẽ tự nhiên bởi giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng theo đà hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, gây thêm áp lực với các doanh nghiệp khiến họ không thể không tăng giá thành sản phẩm.

Các chuyên gia cảnh báo lạm phát sẽ còn tăng mạnh nếu giá dầu thế giới tiếp tục tăng và đồng won của Hàn Quốc rớt giá so với USD.

Cùng quan điểm với Viện LG, Bộ Chiến lược tài chính Hàn Quốc trong báo cáo đánh giá kinh tế hàng tháng công bố cuối tuần qua cũng nhận định rằng tâm lý lạc quan của giới doanh nghiệp đã yếu đi ngay trong thời điểm đầu năm.

Bộ này dự báo xu hướng phục hồi của nền kinh tế sẽ không thay đổi, song các yếu tố rủi ro bên ngoài đang tác động tiêu cực đến tâm lý doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Viện LG nhấn mạnh kiểm soát lạm phát, kích thích tiêu dùng và đầu tư là biện pháp thiết yếu để duy trì động lực kinh tế Hàn Quốc./.

Trung Quốc lại đau đầu vì lạm phát
(Nhật Minh//Vnexpress)

Tăng trưởng tín dụng ở tốc độ cao trong thời gian qua là nguyên nhân chủ yếu khiến mức tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 (CPI) của Trung Quốc bị đẩy lên mức cao nhất trong vòng 18 tháng.

Cục Thống kê Trung Quốc vừa cho biết tốc độ tăng CPI của toàn nền kinh tế là 2,8%. Mức tăng giá bất động sản thậm chí còn lên tới 12,8%. Nguyên nhân chủ yếu khiến lạm phát tăng tốc, theo đánh giá của giới phân tích, là do tín dụng và giá thực phẩm đồng loạt tăng cao. Với kết quả này, các chuyên gia cũng cho rằng khả năng Chính phủ Trung Quốc phải nâng lãi suất cơ bản để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới là rất cao.

Ấn Độ đau đầu vì lạm phát
( Nhật Minh //vnexpress)

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức xấp xỉ 9% nhưng nhà chức trách Ấn Độ cho rằng kiềm chế lạm phát mới là nhiệm vụ cần được ưu tiên trong tài khóa 2010.
Cuối tuần qua, Chính phủ Ấn Độ vừa công bố báo cáo chi tiết kết quả thực hiện gói kích thích kinh tế trong năm 2009 và dự kiến tài khóa 2010.

Đánh giá về tình hình nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới năm 2009, Chính phủ Ấn Độ cho rằng các biện pháp kích thích kinh tế đã có tác dụng rất lớn trong việc duy trì tăng trưởng ở tốc độ cao. Tăng GDP trong quý III/2009 của Ấn Độ đã trở lại con số 7,9% sau khi chỉ đạt được 6,7% trong tài khóa 2008 (kết thúc vào tháng 3/2009).

Bên cạnh những thành quả nêu trên, kinh tế Ấn Độ vẫn bộc lộ khá nhiều điểm yếu như sức sản xuất yếu kém tại khu vực nông nghiệp. Thâm hụt ngân sách của nước này hiện ở mức 6,9% GDP, mức cao nhất trong vòng 15 năm qua. So với cùng kỳ 2008, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 12/2009 của Ấn Độ tăng đến 15%, cũng là mức cao nhất trong vòng 11 năm trở lại đây.
Ngăn ngừa lạm phát được Chính phủ Ấn Độ nhấn mạnh và coi là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2010, thông qua một số biện pháp như cắt giảm nợ và chi tiêu công. Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách trong năm nay cũng được giảm xuống mức 5,5%.
Đối với mục tiêu tăng trưởng, Chính phủ Ấn Độ cho rằng GDP của nước này có thể đạt 8,7% trong tài khóa 2010. Trả lời hãng tin Anh BBC, Bộ trưởng Tài chính Pranab Mukherjee cho biết: “Tình hình kinh tế Ấn Độ hiện đã tốt hơn nhiều so với 1 năm trước. Thách thức lớn nhất với chúng tôi là nhanh chóng trở lại với tốc độ tăng trưởng 9% một năm”.

Lạm phát – nỗi lo của các nền kinh tế châu Á
(Theo Khoa Hà // Diễn đàn doanh nghiệp // Reuters)

Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí The Economist cho rằng, mối lo ngại chính của các nhà hoạch định chính sách ở châu Á hiện nay không phải là tăng trưởng chậm mà là vấn đề lạm phát.

 

Theo phân tích này, dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trong tháng 3, tỷ lệ lạm phát của hai nước này lần lượt là 9,9% và 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nỗ lực kiềm chế lạm phát hiện mạnh nhất ở Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. 

Phân tích cho rằng áp lực lạm phát đang tăng lên với cả châu Á và dự báo mức trung bình với khu vực (trừ Nhật Bản) sẽ tăng gần gấp đôi so với mức 2,7% của năm ngoái. Nguyên nhân tăng nguy cơ lạm phát ở mỗi nước một khác, nhưng cũng có nhiều vấn đề chung, trong đó lớn nhất là do giá hàng tiêu dùng tăng cao hơn nhiều so với cách đây một năm, trong khi giá dầu hiện ở mức trên 80 USD/thùng, cao gấp đôi so với cách đây một năm. Nguyên nhân thứ hai là sự phục hồi mạnh mẽ của các nền kinh tế châu Á, giúp vấn đề thừa công suất sản xuất (yếu tố gây áp lực giảm giá hàng hóa) được giải quyết.  

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác làm tăng mối lo ngại lạm phát, đó là việc xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ và tăng trưởng tín dụng nhanh trong thời gian khủng hoảng sẽ tạo ra một lượng tiền mặt dư thừa, có thể nhanh chóng trở thành mối đe dọa ở các nền kinh tế khác nếu lãi suất được giữ ở mức thấp quá lâu. 

Dự báo lạm phát tại Châu Á tới 2011

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

Tính theo phần trăm (%)

 
2005
2006
2007
2008
2009
 2010
2011
TRUNG Á
8,1
 9,0
11,2
16,5
 5,9
6,7
 6,6
ĐÔNG Á
 2,0
 1,6
 3,9
 5,4
 0,0
3,3
 3,0
Trung Quốc
1,8
 1,5
 4,8
 5,9
-0,7
3,6
 3,2
Hàn Quốc
2,8
 2,2
 2,5
 4,7
 2,8
3,0
 3,0
NAM Á
5,3
 5,9
 5,6
 9,3
 5,6
6,0
 6,0
Ấn Độ
4,4
 5,4
 4,8
 8,3
 3,6
5,0
 5,5
ĐÔNG NAM Á
6,2
 7,1
 4,1
 8,8
 2,7
4,5
 4,5
Indonesia
 10,5
13,1
 6,4
 9,8
 5,0
5,6
 6,2
Malaysia
 3,1
 3,6
 2,0
 5,4
 0,6
2,4
 3,0
Philippine
7,6
 6,2
 2,8
 9,3
 3,2
4,7
 4,5
Singapore
0,5
 1,0
 2,1
 6,6
 0,6
2,3
 2,0
Thái Lan
 4,5
 4,7
 2,2
 5,4
-0,9
3,5
 3,0
Việt Nam
8,3
 7,5
 8,3
23,0
 6,9
 10,0
 8,0
THÁI BÌNH DƯƠNG
 2,5
 3,0
 3,6
 9,5
 5,2
5,1
 5,4
TRUNG BÌNH
 3,4
 3,3
 4,4
 6,9
 1,5
4,0
 3,9

( tinkinhte.com tổng hợp)

Bài thuộc chuyên đề: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam ?

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!