Ảnh minh họa. (Nguồn: gojapango.com) |
Bert Hofman, nhà kinh tế chủ chốt của Ngân hàng Thế giới về khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho rằng hiện có rất nhiều tiền “trôi nổi” đâu đó, nhưng số tiền này đang tìm những “bến đỗ” có thể mang lại những khoản lợi nhuận hấp dẫn.
Có thể tận dụng được lợi thế nguồn vốn vay chi phí thấp?
Sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu là một trong những nhân tố thúc ép các Chính phủ phải cải thiện tình hình giao thông vốn đang được ví như những cơn “ác mộng” ở các thành phố siêu lớn, như Jakarta và Manila, trong khi các đơn đặt hàng máy bay số lượng lớn của hai hãng hàng không giá rẻ AirAsia và Lion Air là các minh chứng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành hàng không trong khu vực.
Cũng như Indonesia, Philippines đã thông qua các đạo luật để cải thiện sự hợp tác với khu vực tư nhân. Tuy nhiên, việc thu hút các nguồn vốn tư nhân vẫn khó khăn. Theo thống kê của Thomson Reuters, số tiền cho vay dành cho các dự án ở Đông Nam Á trong năm 2012 đã giảm 6,3% xuống 13,5 tỷ USD.
Philippines, vốn bị “dớp” với nhiều kế hoạch cơ sở hạ tầng bị thất bại hoặc trì hoãn, cũng đã chuẩn bị tối thiểu 16 thỏa thuận PPP trị giá trên 4 tỷ USD. Đến thời điểm này, Philippines mới có hai dự án đấu thầu thành công.
Tương tự, Indonesia cũng mới chỉ có hai dự án PPP được thông qua từ năm 2006, gồm dự án xây dựng nhà máy điện chạy than có công suất 2.000 MW và dự án đường cao tốc, bước vào giai đoạn xây dựng.
Johan Bastin, Giám đốc điều hành công ty vốn tư nhân trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng CapAsia có trụ sở tại Singapore, cho hay luật đất đai không “thân thiện” với các nhà đầu tư cùng với những mâu thuẫn thỉnh thoảng nảy sinh giữa các nhà chức trách địa phương và trung ương cũng cũng là lực cản đối với các dự án phát triển cơ sở hạ tầng.
Triển vọng thu hút các nhà đầu tư chưa “sáng”
Giám đốc Bastin cho rằng tỷ suất lợi nhuận hàng năm từ các dự án cơ sở hạ tầng Indonesia và Philippines thường thấp hơn 3-5% so với mức “có thể chấp nhận” được (15-20%). Theo ông, năng lực của các tổ chức đầu tư xét ở cấp độ quản lý địa phương vẫn chưa được phát triển đúng mức, trong khi các cơ chế quản lý, điều tiết hầu như chưa được kiểm chứng.
Việc Chính phủ Indonesia thông qua luật mua bán đất đai mới năm 2012 có thể giúp khởi động kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng nước này, nhưng có điều đạo luật này lại chỉ áp dụng đối với các đầu tư trong tương lai.
hững khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư tư nhân có nghĩa rằng chính phủ các nước trong khu vực cần phải đóng một vai trò lớn hơn. Các nhà kinh tế lưu ý mặc dù chi tiêu cho cơ sở hạ tầng nhà nước ở Đông Nam Á đang tăng lên, nhưng vẫn dưới mức tiềm năng.
Mặc dù mới chi tiêu khoảng 3-3,5% GDP cho cơ sở hạ tầng, song Indonesia dự định tăng khoảng 11% ngân sách dành cho lĩnh vực này trong năm nay. Philippines đang nhắm tới mục tiêu tăng gấp đôi chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng so với mức 2,6% GDP hiện nay. Tỷ lệ này vẫn thấp hơn rất nhiều nếu đem so với mức chi khoảng 9% GDP của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính sách trợ giá đang trở thành một nhân tố gây trở ngại cho một số Chính phủ trong việc tăng chi tiêu ngân sách để phát triển cơ sở hạ tầng.
Năm 2012, Indonesia đã chi khoảng 22 tỷ USD cho trợ giá nhiên liệu và triển vọng cải cách chính sách này đang “tối” dần vào thời điểm trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống năm 2014.
Federic Neumann, một trong những người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á của ngân hàng HSBC, khuyến nghị các nước Đông Nam Á phải xem xét lại một cách triệt để các chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng./.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com