Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đau đầu với những dự án “rùa”

Hàng loạt dự án đầu tư phát triển cho đến thời điểm này đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa hoàn tất giai đoạn đầu tư. Sự chậm trễ của các dự án không những gây thất thoát tiền tỷ cho nhà nước mà còn ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh.

CHỖ NÀO CŨNG CÓ DỰ ÁN

Theo quy định, một dự án được cấp phép trong vòng một năm thì phải triển khai thực hiện, nhưng trên địa bàn tỉnh có những dự án đã kéo dài hàng chục năm mà nhà đầu tư vẫn chưa bỏ vốn đầu tư. Từ lĩnh vực kinh tế đến xã hội, lĩnh vực nào cũng có một vài dự án “rùa”, trong đó có cả những dự án trọng điểm. Có những dự án được cấp phép trước khi Luật đầu tư ra đời nhưng nay mới tiến được đến giai đoạn… giải phóng mặt bằng như: Cảng Quốc tế Thị Vải – Cái Mép có tổng vốn đăng ký 56 triệu USD, bằng nguồn vốn ODA được cấp phép năm 1997; dự án điện BOT Vũng Tàu do Công ty TNHH Điện BOT Vũng Tàu làm chủ đầu tư, vốn đăng ký 110 triệu USD, cũng được cấp phép năm 1997… Nhiều dự án đã triển khai nhưng rất cầm chừng, sau vài năm mà số vốn đổ vào chưa tới 1/10 tổng vốn dự kiến. Có nhiều dự án đã hết thời hạn đầu tư mà vẫn chưa xong như Dự án Khu du lịch Núi Lớn – Núi Nhỏ TP. Vũng Tàu do Công ty Cổ phần Du lịch Núi Lớn – Núi Nhỏ và cáp treo Vũng Tàu thực hiện, thời gian dự kiến triển khai dự án là 2003 – 2007, tổng đầu tư 1.400 tỷ đồng nhưng đến nay mới có 400 tỷ đồng được đổ vào, chỉ một khối lượng nhỏ công việc được hoàn thành như: chân móng trụ đỗ cáp treo, hạ tầng khu C – biệt thự đồi Chân Mây… Hoặc như dự án khu du lịch Hoa Anh Đào do công ty UDEC và Công ty Cổ phần du lịch Hoa Anh Đào làm chủ đầu tư, dự kiến thực hiện từ 2006 – 2008, tổng vốn 523 tỷ đồng, nhưng đến nay mới có 65 tỷ đồng được rót vào…

ĐI TÌM NGUYÊN NHÂN

Ước tính đến tháng 11 – 2008, tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện là 4.028 triệu USD bằng 21,8% so với vốn đăng ký, vốn đầu tư trong nước thực hiện là 43,7 ngàn tỷ đồng, bằng 38,3% so với vốn đăng ký.

Lý do chính của việc chậm trễ thường nghiêng về phía chủ đầu tư. Khi được “gọi” đến, chủ đầu tư thường hứa hẹn và viện dẫn hàng loạt lý do chậm trễ, nhưng sau đó đâu lại hoàn đấy. Nhiều chủ dự án lại lý giải cho tình trạng chậm đầu tư là do phải thiết kế lại một phần dự án hoặc hợp tác với chủ đầu tư mới để nâng vốn đầu tư…

Nhiều dự án triển khai chậm còn do thủ tục nhiêu khê, việc đền bù giải phóng mặt bằng giao đất sạch cho nhà đầu tư bị vướng mắc, kéo dài nhiều năm. Đơn cử như trường hợp dự án Trung tâm thương mại Thái Dương do Công ty TNHH vui chơi giải trí và du lịch Thái Dương đầu tư, diện tích 1,2ha, vốn đăng ký 4,3 triệu USD, được cấp phép năm 2006, nhưng đến cuối năm 2008 mới chỉ có 0,15 triệu USD đổ vào. Nguyên nhân là do mặt bằng chưa được giải phóng xong. Đến nay, chỉ còn một số hộ dân trong khuôn viên nhưng TP. Vũng Tàu vẫn không giải quyết được.
Ông Trần Minh Sanh, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, trở ngại lớn nhất của công tác đầu tư hiện nay chính là giải phóng mặt bằng. Bởi thực tế công tác quản lý đất đai của cả nước nói chung và tỉnh nói riêng còn thiếu khoa học, chưa chặt chẽ, cách tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng còn có nhiều điểm chưa phù với thực tế khiến người dân khó chấp nhận. Bên cạnh đó, còn có sự non kém của một bộ phận cán bộ làm công tác đền bù giải phóng mặt bằøng, thậm chí vẫn còn hiện tượng tiêu cực trong công tác đền bù gải phóng mặt bằng.

Vấn đề nữa là sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong xử lý thủ tục cho các dự án đầu tư không chặt chẽ. Ông Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn ra một trường hợp đơn giản là dự án Tôn Hoa Sen, được cấp phép từ đầu năm 2008, mà tới giờ vẫn chưa triển khai được chỉ vì sự thiếu trách nhiệm của vài cơ quan chức năng trong việc thẩm định dự án, khiến nhà đầu tư phải làm lại thủ tục nhiều lần. Bên cạnh đó các nguyên nhân như: Nhiều vùng dự án không được quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ dự án; tình trạng thiếu vốn đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào... cũng đang góp phần làm chậm tiến độ chuyển vốn đăng ký sang vốn thực hiện.

Việc triển khai chậm các dự án đầu tư sẽ để lại hệ quả rất lớn trong công tác đầu tư. Trước hết, đó là sự lãng phí rất lớn về nguồn quỹ đất. Thứ hai là làm đảo lộn quy hoạch đầu tư của tỉnh trong tương lai. Thứ ba là ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh, đến năng lực sản xuất kinh doanh của các ngành chuyên môn. Từ đầu năm 2008 đến nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị UBND tỉnh rút giấy phép một số dự án, trong đó phải kể đến dự án thép không rỉ Thiên Hưng. Hàng tháng, Sở Kế hoạch và Đầu tư còn đưa ra danh mục các dự án chậm triển khai để các địa phương và các ngành chức năng nhắc nhở.

 

(Theo báo Bà Rịa Vũng Tàu)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!