Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020. Mục tiêu quy hoạch nhằm phát triển kinh tế biển, đảo và xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia các vùng biển đảo của Tổ quốc.
Khai thác dầu khí tạo sự bứt phá cho kinh tế biển đảo góp phần phát triển kinh tế đất nước. |
Theo đó, một số đảo có vị trí, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhiều tiềm năng sẽ được tập trung xây dựng, tạo sự bứt phá cho kinh tế biển đảo, góp phần phát triển kinh tế cả nước, đồng thời làm đầu mối quan trọng để gắn kết kinh tế đảo với kinh tế biển, ven biển và vùng nội địa và giao lưu kinh tế quốc tế.
Để phục vụ mục tiêu này, hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu trên các đảo (cầu cảng, giao thông, điện, nước, thông tin và hạ tầng xã hội) sẽ được tập trung xây dựng nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế, kết nối các đảo với đất liền và bảo vệ vững chắc vùng biển của Tổ quốc.
Phấn đấu nâng mức đóng góp của kinh tế biển đảo trong kinh tế cả nước từ 0,2% hiện nay lên 0,5% vào năm 2020 và tốc độ tăng trưởng kinh tế đảo đạt bình quân 14-15%/năm.
Cụ thể, Quy hoạch sẽ tập trung phát triển các đảo trọng điểm như: Đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Đồn (Quảng Ninh), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Cô Tô-Thanh Lân (Quảng Ninh), Cát Bà-Cát Hải (Hải Phòng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận)…
Để thực hiện Quy hoạch này, Chính phủ sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp liên quan đến hoàn thiện khung pháp lý, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học.
Dự kiến, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống đảo từ nay đến 2020 khoảng 162,5 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn cho giai đoạn 2010-2015 khoảng 51,8 ngàn tỷ đồng được huy động từ các nguồn ngân sách, các nguồn vốn ngoài ngân sách và vốn nước ngoài.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com