Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án PESME: 5 năm và hơn 500 dự án

Một chuyên gia tư vấn đang giới thiệu về lò nung gốm TKNL tại làng gốm Chu Đậu

Đây là con số ấn tượng sau 5 năm triển khai dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (PECSME). Nhưng đằng sau bề nổi này là những thay đổi về nhận thức của DN cũng như các cấp chính quyền mà không phải dự án nào cũng làm được.

Cầu nối hữu hiệu 

Được triển khai từ năm 2006 đến năm 2010, dự án PECSME đã thổi một luồng sinh khí lớn vào hoạt động tiết kiệm năng lượng (TKNL)của các DNVVN ở Việt Nam. Với quy mô vừa và nhỏ, đa phần các doanh nghiệp đều thiếu kinh phí và kiến thức về lĩnh vực TKNL . Xác định được yếu điểm đó, dự án đã phối hợp với các trung tâm tư vấn để đào tạo cho các doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp cải tiến để làm sao vừa phù hợp với mô hình DN mà vẫn tiết kiệm được năng lượng. Cuối cùng là hỗ trợ tài chính cho các dự án được triển khai trên thực tế. Đại diện của trung tâm nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năm lượng (ENERTEAM)-  đơn vị đã hợp tác với PECSME từ những ngày đầu thừa nhận: Chương trình PECSME không phải là một chương trình tài trợ thuần túy để cung cấp kinh phí hoặc tài chính cho các DNVVN hoặc các tổ chức cung ứng dịch vụ năng lượng mà chủ yếu là thúc đẩy thị trường dịch vụ năng lượng thông qua việc làm cầu nói giữa bên cung và bên cầu bằng nhiều phương thức khác nhau. Chính vì vậy nó đã thúc đẩy hoạt động tiết kiệm năng lượng ở DN một cách có hiệu quả.

Theo số liệu thống kê của dự án, tính đến ngày 30/10, đã có 521 dự án trong 5 ngành công nghiệp là sản xuất gạch, gốm sứ, giấy và bột giấy, dệt may và chế biến thực phẩm được triển khai, giúp tiết kiệm 136.000 tấn dầu tương đương và giảm 537.000 tấn CO2 khí thải. Năng lượng tiết kiệm trong sản xuất được thể hiện rõ ràng như: ngành gạch tiết kiệm đến 50%, gốm là 40% và các ngành khác tới 30%. Năng suất và chất lượng sản phẩm cũng tăng rõ rêt: sản phẩm chất lượng loại 1 tăng đến 90% trong ngành gạch, 95-98% trong ngành gốm…Lợi nhuận tăng gấp 2-3. Các con số đạt được vượt qua mức mong đợi ban đầu của dự án (tiết kiệm 136.000 tấn dầu tương đương và giảm 537.000 tấn CO2,)

Đại diện công ty giấy Anh Đức(Vĩnh Phúc) cho biết, nhờ sự giúp đỡ của dự án, sau khi cải tạo 6 “nhược điểm” do cán bộ tư vấn chỉ ra và hỗ trợ kinh phí, đến nay, doanh nghiệp này đã tiết kiệm được 1500Kw /tháng, quy đổi ra tiền được khoảng 1.650.000 đ/tháng và tương đương gần 20 triệu đồng/năm (riêng về điện). Còn về việc tận dụng thu hồi nước ngưng cấp lại cho nồi hơi, doanh nghiệp tiết kiệm thêm khoảng gần 15 triệu đồng/năm. Đấy là chưa kể doanh nghiệp còn thu hồi và tận dụng được hàng chục triệu đồng từ việc thu hồi bột giấy trong nước thải, vừa tiết kiệm mà lại đảm bảo môi trường. Những khoản lợi này trước kia chưa bao giờ doanh nghiệp nghĩ tới.
 

Thay đổi nhận thức

Có thể nói, việc dự án PECSME triển khai không chỉ giúp các doanh nghiệp hướng tới giải pháp phát triển bền vững mà còn xây dựng một môi trường về TKNL ổn định và vững chắc. Để có sức lan tỏa, dự án đã liên kết với mạng lưới các chuyên gia tư vấn, kết nối và hỗ trợ với các tỉnh thành để đưa hoạt động về với doanh nghiệp địa phương. Thông qua lãnh đạo địa phương, cán bộ dự án sẽ sàng lọc, rồi tiến tới hỗ trợ trực tiếp từ giải pháp TKNL tới tài chính cho các doanh nghiệp và sau đó vẫn tiếp tục đồng hành cho đến khi phương án cải tạo được hoàn thiện. Do vậy, sau khi dự án triển khai được 5 năm, hoạt động TKNL đã lan tỏa sâu rộng tới ý thức của doanh nghiệp và các cấp chính quyền tại 25 tỉnh thành phố, trong đó có 12 tỉnh thành phố đã ban hành chính sách về TKNL. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý từ trung ương tới địa phương về TKNL đã dần được hình thành và hoàn thiện. Một số thông tư về dán nhãn sản phẩm, khuyến khích chuyển giao công nghệ hiệu quả năng lượng được thông qua và Luật TKNL đã được phê duyệt vào tháng 6/2010.

Ông Nguyễn Bá Vinh - Quản đốc điều hành dự án PECSME, một trong những yếu tố tiên quyết mà dự án thực hiện thành công cũng như có thể triển khai tiếp dự án trong tương lai chính là phải thay đổi được ý thức hệ từ DN tới cơ quan hành chính. Cho dù doanh nghiệp có quan tâm mà chính quyền không hiểu và không hỗ trợ, tạo điều kiện thì mục tiêu của dự án sẽ khó được thực hiện để đạt được kết quả như hiện nay.

Việc thay đổi nhận thức cũng chính là gốc rễ lâu bền để hoạt động TKNL đi vào cuộc sống cho dù dự án có kết thúc (tháng 6/2011) hay tiếp tục được triển khai nhân rộng trong một dự án mới. Với đội ngũ 25 tổ chức dịch vụ tiết kiệm năng lượng tham gia hỗ trợ và trên 500 DN triển khai TKNL thành công, dự án đã thật sự tạo tiền đề bền vững, những nhân tố tích cực làm lan tỏa hoạt động TKNL trên cả nước, góp phần thực hiện thành công chương trình quốc gia hợp tác giữa UNDP và Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Đó là phát triển kinh tế dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm thiểu biến đổi khí hậu và chống đói nghèo.
 
Dự án PECSME được thực hiện với tổng kinh phí là 28,7 triệu USD. Dự án được đồng tài trợ bởi Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) thông qua Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và một số Bộ, ngành, đơn vị, cơ quan trong nước. Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì thực hiện dự án. Thời gian triển khai dự án từ năm 2006-2010, nhưng đã được kéo dài đến tháng 06/2011.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!