Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Eurozone khởi động lập quỹ 1.000 tỷ USD

Quỹ cứu trợ tài chính này do EU và IMF đóng góp.

Theo AP, hôm (7/6), các nước thành viên Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bắt đầu gây dựng quỹ cứu trợ khổng lồ, để cứu bất cứ thành viên nào có nguy cơ vỡ nợ.

Mục đích của việc thành lập quỹ này là nhằm xoa dịu những lo lắng trên thị trường đã khiến đồng Euro bị đẩy xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua so với USD.

Quỹ cứu trợ tài chính này do Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhất trí đóng góp từ hôm 10/5, trị giá lên tới 750 tỷ Euro (khoảng 1.000 tỷ USD), trong đó có 250 tỷ Euro từ nguồn IMF.

Quỹ này đã được thông qua sau nhiều tuần cân nhắc, trong lúc đồng Euro liên tục rớt giá và các thị trường toàn cầu tụt dốc, trước những lo ngại về sự lây lan khủng hoảng nợ ở Hy Lạp sang một số nước châu Âu khác.

Số tiền trong quỹ này có thể dùng để cho bất cứ quốc gia nào trong Eurozone vay để giải quyết khủng hoảng nợ và giảm bớt những lo lắng của giới đầu tư, chẳng hạn như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay nước nào khác có thể “nối gót” Hy Lạp cầu viện sự giúp đỡ.

Chương trình cho vay với số tiền lên đến 440 tỷ Euro (526 tỷ USD) sẽ chính thức sẵn sàng trong tháng này, Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker, người chủ trì cuộc hội đàm giữa các bộ trưởng tài chính khu vực Eurozone hôm 7/6, cho hay.

Khoảng ra 60 tỷ Euro khác sẽ được dành để hỗ trợ nhu cầu tài chính khẩn cấp bất thường, Thủ tướng Luxembourg cho hay

Trong khi đó, Đức, nước sẽ đóng góp nhiều nhất trong số các nước thành viên vào gói cứu trợ này, đang gây áp lực buộc các nước khác trong Eurozone cắt giảm mạnh mẽ ngân sách, để giảm bớt nguy cơ cần giải cứu.

Các thị trường “mong muốn nhìn thấy không chỉ là hành động mà còn là kết quả” vực dậy đồng tiền, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức, Wolfgang Schaeuble, cho hay.

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 7/6 đã kêu gọi các nước thành viên cắt giảm ngân sách, bằng việc công bố kế hoạch giảm chi tiêu để tiết kiệm 80 tỷ Euro từ nay tới 2014, sa thải 15.000 lao động trong lĩnh vực công và hoãn các dự án như xây dựng bản sao cung điện Phổ tại Berlin.

Ông Juncker nói rằng, các bộ trưởng bộ tài chính của châu Âu mong muốn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xây dựng kế hoạch cắt giảm chi tiêu tương tự áp dụng cho tới sau năm 2011, cùng với những cải cách cơ cấu khác như giảm lương hưu và phúc lợi xã hội.

(Theo Vneconomy)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
  • Hơn 2.800 tỷ đồng bảo hiểm cho vệ tinh Vinasat-1
  • Xếp hàng chờ cơ chế
  • Ba trạm nghỉ 40 tỷ đồng: Thành chùa Bà Đanh
  • Nhật Bản: Cấp thêm vốn cho dự án Đại lộ Đông –Tây
  • Hơn 1,2 tỉ USD đầu tư vào Chu Lai
  • Đảo Phú Quốc đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
  • Dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu
  • Dự án bất động sản sống lại nhờ M&A
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!