Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khởi công đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông

Một đoạn trụ đỡ đường sắt trên cao của dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Ngày 10/10, tại quận Hà Đông, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng chính thức phát lệnh khởi công xây dựng Depo (Trung tâm điều hành và bảo dưỡng, sửa chữa đoàn tàu) và toàn tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông.

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải của Thủ đô đến năm 2020 và Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 , Hà Nội sẽ có tám tuyến đường sắt đô thị, trong đó, dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có vị trí quan trọng.

Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào tháng 6/2015.

Dự án có mức đầu tư gần 8.770 tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD), trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc 1,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 169 triệu USD); vốn vay ưu đãi 250 triệu USD và vốn đối ứng trong nước 2.123 tỷ đồng.

Dự án được Bộ Giao thông Vận tải giao cho Ban Quản lý Dự án Đường sắt (Cục Đường sắt Việt Nam ) làm đại diện chủ đầu tư.

Toàn bộ dự án dài hơn 13 km, đi trên cao và chủ yếu trên dải phân cách giữa hai làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và Nguyễn Trãi. Điểm khởi đầu là ga Cát Linh (quận Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông), gồm 12 ga và khu Depot tại phường Phú Lương (Hà Đông).

Hệ thống có đặc tính kiểm soát tàu tự động cùng với điều khiển của lái tàu, có hệ thống thông tin tín hiệu trên tàu và tại các nhà ga, có 13 đoàn tàu, mỗi tàu 4 toa, tốc độ cao nhất 80km/giờ,…

Đơn vị tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc. Hiện các nhà thầu thi công đã hoàn thành 11 trụ cầu trên hồ Đống Đa và đường Hoàng Cầu, bắt đầu triển khai các trụ cầu trên đường Hào Nam, hoàn thành đường công vụ vào khu Depo…

Tổng thầu EPC đang hoàn thiện thiết kế kỹ thuật cầu vượt sông Nhuệ và cầu vượt nút giao vành đai 3 để triển khai thi công ngay trong quý 4 năm 2011.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sau khi hoàn thành sẽ đóng vai trò nòng cốt cho giao thông công cộng, cùng với mạng lưới xe buýt nhanh sẽ giải quyết cơ bản vấn đề tắc nghẽn giao thông tại Thủ đô Hà Nội và phấn đấu đạt mục tiêu giao thông công cộng đáp ứng được 35-45% nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô.
 
Uông Lam (TTXVN/Vietnam+)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
  • “Viên ngọc xanh” Blue Sapphire Resort Vũng Tàu
  • Hơn 150 nghìn tỷ đồng làm hai tuyến đường tại Tp.HCM
  • Đầu tư 1.098.000 tỷ đồng phát triển đô thị
  • Gần 1,3 tỷ USD xây Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1
  • Sẽ xây trung tâm vũ trụ tại Hòa Lạc
  • Du lịch ĐBSCL: Ưu tiên cho dự án phát triển hạ tầng
  • Sắp có thêm The Manor ở Lào Cai
  • Có nên xây cầu Thủ Thiêm 2?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!