Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà thầu hững hờ với Dự án cầu Nhật Tân

Sau nhiều lần điều chỉnh, nhưng mới chỉ tìm được một nhà thầu cho Dự án xây dựng cầu Nhật Tân đã cho thấy có “vấn đề” trong công tác chuẩn bị dự án.


Lại chuyện chào thầu không đắt
Theo Ban Quản lý Dự án 85 (PMU85), đơn vị được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư Dự án xây dựng cầu Nhật Tân (bao gồm cả đường hai đầu cầu), tính đến cuối tháng 1/2009, sau khi lần lượt mời thầu 3 gói thầu xây lắp của Dự án trong quý IV/2008, chủ đầu tư mới “cơ bản” xác định được nhà thầu thi công Gói thầu số 3 – Xây dựng đường dẫn phía Bắc. Nói cơ bản là bởi quá trình thương thảo về giá với đơn vị dự thầu duy nhất là Tokyu của Gói thầu số 3 hiện vẫn chưa kết thúc.

Trái ngược với nhận định ban đầu của chủ đầu tư và độ “nóng” thường thấy trong các cuộc đấu thầu các dự án hạ tầng lớn trong ngành GTVT, quá trình tuyển chọn nhà thầu xây lắp Dự án xây dựng cầu Nhật Tân diễn ra trong sự hững hờ đáng ngạc nhiên của các nhà thầu quốc tế. Tại Gói thầu số 1 – xây dựng phần cầu chính dây văng và cầu dẫn chỉ có 2 nhà dự thầu nộp hồ sơ là Liên danh Kajima – Nishimastsu + Jfe – Kawada và Liên danh Ihi – Sumitomo – Mitsui với giá dự thầu vượt khá xa so với giá gói thầu được duyệt.

Hiện nay, tình huống đấu thầu tại Gói thầu số 1 chưa được xử lý dứt điểm và chủ đầu tư vẫn đang bất lực trong việc tìm kiếm đơn vị thi công cho hạng mục quan trọng, có giá trị lớn nhất này.

Đáng lo ngại hơn là tại Gói thầu số 2 – Xây dựng đường dẫn phía Nam, mặc dù có khá đông nhà thầu mua hồ sơ mời thầu, nhưng đến ngày mở thầu chính thức (15/9/2008) và sau 2 lần gia hạn thời gian đóng thầu đã không có bất kỳ ứng thầu nào nộp hồ sơ dự thầu. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một vị lãnh đạo Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng giao thông cho biết, các nhà thầu mua hồ sơ mời thầu tại gói thầu này hầu hết là những đơn vị đã từng thi công các công trình giao thông tại Việt Nam.

Lo ngại về biến động giá vật liệu xây dựng; khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng tồn tại dai dẳng tại các công trình công cộng triển khai trên địa bàn Hà Nội như: Dự án xây dựng cầu Thanh Trì, đường vành đai III, đường 32… đã khiến các nhà thầu nhất loạt quay lưng với Gói thầu số 2. Ngay cả khi, Bộ GTVT và UBND TP. Hà Nội tổ chức một cuộc họp trấn an, đưa ra những cam kết về việc bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, số lượng ứng thầu có động thái chuẩn bị hồ sơ dự thầu vẫn là… con số không tròn trĩnh!

Phải thừa nhận rằng, những lo ngại của các nhà thầu là hoàn toàn có cơ sở, bởi hiện nay tiến độ giải phóng mặt bằng và tái định cư cho Dự án xây dựng cầu Nhật Tân được chính chủ đầu tư đánh giá là rất chậm, đặc biệt là phía bờ Nam (quận Tây Hồ) – tức phần công địa thuộc phạm vi Gói thầu số 2. Tính đến cuối tháng 1/2009, TP. Hà Nội thậm chí còn chưa tiến hành khảo sát, kiểm kê phần diện tích dự án chiếm dụng. Với những chuẩn bị hời hợt như vậy, công tác giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất nông nghiệp khó có thể hoàn thành trong quý I và trong quý III/2009 đối với phần đất thổ cư như dự kiến.

Những hệ lụy đắt giá
Việc chủ đầu tư gặp khó ngay trong việc tuyển chọn nhà thầu đã phá vỡ các kế hoạch huy động vốn, triển khai thi công tại Dự án xây dựng cầu Nhật Tân có tổng mức đầu tư lên tới 7.530 tỷ đồng. Sau khi không thể hoàn thành mục tiêu khởi công ngày 2/9/2008 như yêu cầu của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại Thông báo số 65/TB – VPCP ngày 21/3/2008, Dự án tiếp tục “trượt” nốt kế hoạch được Bộ GTVT điều chỉnh: khởi công Gói thầu số 1 vào ngày 15/1/2009.

Không những thế, Dự án xây dựng cầu Nhật Tân dài 3,9 km và đường hai đầu cầu dài 4,399 km ngoài ý nghĩa rất lớn về giao thông, còn có tham vọng tạo một điểm nhấn kiến trúc lớn cho Thủ đô tại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đến thời điểm này có thể khẳng định, ngay cả việc kết thúc quá trình thi công móng trụ phần cầu dây văng vào ngày 10/10/2010 đã nằm ngoài tầm với của chủ đầu tư, chứ chưa nói đến mục tiêu xa hơn mà chính lãnh đạo Bộ GTVT hứa trước Chính phủ và TP. Hà Nội: Hợp long cầu chính vào đúng thời điểm giàu ý nghĩa nói trên.

Bên cạnh đó, với tình hình đồng loạt bỏ thầu vượt dự toán được duyệt, phải kéo dài thời gian triển khai, chắc chắn tổng mức đầu tư Dự án sẽ phải điều chỉnh lại. Trong bối cảnh việc huy động vốn khó khăn như hiện nay, đây sẽ là một bài toán cực khó đối với chủ đầu tư.

Tuy nhiên, bên cạnh những hệ lụy xấu, việc các nhà thầu đồng loạt quay lưng đối với Dự án xây dựng cầu Nhật Tân cũng đem một khía cạnh tích cực: gióng lên một tiếng chuông cảnh tỉnh cho TP. Hà Nội về sự chậm trễ dai dẳng trong công tác giải phóng mặt bằng tại các công trình công cộng.

(Theo báo Đầu tư)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
  • Dự án sử dụng vốn nhà nước trên 50% tổng mức đầu tư thì phải được giám sát
  • Mua bán dự án trái phép: Không kiểm soát được
  • Gần 55,8 tỷ USD làm đường sắt cao tốc Bắc-Nam
  • Sẽ có thêm 18 dự án xi măng đi vào sản xuất trong năm 2009
  • Năm 2009, có thêm 18 dự án xi măng
  • Hải Phòng giao đất cho 64 dự án
  • Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án trong ngành y tế
  • 3 dự án thủy điện sử dụng vốn vay ưu đãi của Ấn Độ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!