Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

6 ngân hàng lớn nhất Mỹ giảm 13% doanh thu trong quý 1

Đây là tỷ lệ giảm doanh thu theo quý lớn nhất được ghi nhận trong 3 năm qua. Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng này đã giảm 40,2%.

Doanh thu ròng của 6 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ là Bank of America, JP Morgan Chase & Co., Citygroup, Wells Fargo & Co., Goldman Sachs và Morgan Stanley giảm tổng cộng 13% trong quý 1/2011.

Theo phân tích của Barclays Capital, các nhà đầu tư đang thận trọng trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ các ngân hàng.

Doanh thu của Bank of America, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tính theo tổng tài sản, hiện giảm 5,3% so với quý trước sau khi ghi nhận lợi nhuận tăng lần đầu tiên trong 3 quý vào ngày 15/4. Doanh thu ròng của Bank of America giảm 17,2% so với một năm trước đây, chỉ đạt 26,97 tỷ USD.

Lợi nhuận ròng của JP Morgan tăng 67%, đạt 5,6 tỷ USD. Hơn một nửa thu nhập của ngân hàng có trụ sở tại New York này đến từ việc giảm các khoản trích lập dự phòng nợ xấu.

Doanh thu ròng của ngân hàng lớn thứ 2 nước Mỹ này đã giảm 8,9% xuống còn 25,2 tỷ USD. Cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm 4,4% sau báo cáo.

Trong khi đó, Citygroup chỉ đạt mức lợi nhuận khiêm tốn là 3 tỷ USD. Doanh thu ròng của ngân hàng này cũng giảm 22,4% xuống còn 19,7 tỷ USD.

Wells Fargo cũng hợp chung đà suy giảm khi ngân hàng này báo cáo giảm 48% thu nhập ròng trong quý I vừa qua, xuống còn 3,8 tỷ USD. Doanh thu ròng của ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ này đã giảm 5,2%.
 
Trong đó, mức cho vay trung bình đã giảm hơn 5% và thu nhập trước thuế giảm 23,4%. Có ý nhất 1 tỷ USD trong doanh thu của ngân hàng Well Fargo đến từ việc giảm các khoản trích lập dự phòng nợ xấu.

Cổ phiếu của Goldman Sachs giảm 1% kể từ khi ngân hàng này công bố lợi nhuận trong quý I giảm 21% xuống còn 2,7 tỷ USD vào ngày 19/4.

Morgan Stanley, tổ chức điều hành môi giới lớn nhất thế giới, ngày 21/4 công bố lợi nhuận quý I giảm 45%, xuống còn 968 triệu USD. Doanh thu giảm 16% xuống 7,6 tỷ USD so với mức 9,1 tỷ USD của 1 năm trước đó.

Theo ông Paul Miller, cựu nhân viên của Cục Dự trữ liên bang Mỹ tại Philadelphia, chuyên gia phân tích của hãng FBR Capital Markets, sự sụt giảm doanh thu của các ngân hàng không đơn giản là một chương trình giảm giá, mà là việc tăng trưởng chậm lại.

Cổ phiếu của các ngân hàng giao dịch ở mức yếu cho đến khi họ điều chỉnh chính sách cho vay và doanh thu bắt đầu tăng trưởng trở lại.

(gafin)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!