Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo hiểm phi nhân thọ và những thách thức cũ

Sau 1 năm làm ăn chưa thực sự thành công, năm 2011 được hy vọng sẽ có nhiều thuận lợi hơn cho các DN bảo hiểm phi nhân thọ (PNT).

Chính sách tiền tệ dự báo cũng sẽ được điều hành linh hoạt hơn để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, kéo theo đó là nhu cầu về bảo hiểm tăng, đặc biệt là đối với các sản phẩm bảo hiểm bán lẻ và tài sản kỹ thuật. Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi áp dụng trong năm nay, được kỳ vọng sẽ tạo nên môi trường kinh doanh bình đẳng và gây áp lực khiến các DN bảo hiểm phải tự cải tổ, đi vào cạnh tranh bằng chất lượng.

Năm 2011 cũng được nhận định là năm "bùng nổ" các sản phẩm bảo hiểm mới, đặc biệt là sản phẩm dành cho cá nhân. Các DN sẽ tập trung nghiên cứu và phát triển những sản phẩm như bảo hiểm sức khỏe con người, bảo hiểm trách nhiệm… Các sản phẩm bảo hiểm tài chính cũng được chú ý khai thác nhằm tận dụng sự phát triển của thị trường tài chính - ngân hàng. Bên cạnh đó, sẽ có thêm sản phẩm bảo hiểm cho nhóm DN vừa và nhỏ - đối tượng khách hàng tiềm năng đang gia tăng trong nền kinh tế.

Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng GDP cao cùng với dân số trên 86 triệu người, dân số trẻ chiếm hơn 60% và có thiên hướng tiêu dùng mạnh mẽ vẫn sẽ là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức với các DN bảo hiểm.

Theo ông Carlos Vanegas, Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Liberty, kinh nghiệm thành công ở Mỹ và những thị trường khác không hẳn sẽ khiến các DN nước ngoài thành công ở Việt Nam. "Một kinh nghiệm đáng nhớ của chúng tôi trong thời gian đầu hoạt động là việc triển khai sản phẩm Bảo hiểm nhà cửa, Bảo hiểm ô tô và Bảo hiểm sức khỏe của Liberty phiên bản Mỹ tại Việt Nam. Khác với các nước, điều quan ngại nhất đối với người Việt Nam không phải là rủi ro về trách nhiệm dân sự, mà là thiệt hại tài sản. Ngoài ra, người Việt Nam cũng chẳng mấy khi kiện nhau ra tòa vì bị tai nạn ở nhà người quen hay họ hàng. Trong khi đó, các sản phẩm bảo hiểm của Mỹ lại rất chú trọng vào việc bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Sau khi nhận ra sự khác biệt này, chúng tôi ngay lập tức phải thay đổi các quyền lợi bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của khách hàng Việt Nam", ông Carlos Vanegas chia sẻ.

Cùng với việc phải tiếp tục đối mặt với tình trạng cạnh tranh phi kỹ thuật, nhiều DN bảo hiểm PNT cũng đang rất đau đầu vì hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý, khai thác, giám định bồi thường, đánh giá rủi ro, hạch toán, tính phí. Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, nhiều DN chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý bảo hiểm nên việc sửa đổi phí bảo hiểm, điều kiện điều khoản bảo hiểm để giao kết bảo hiểm khó quản lý được chặt chẽ….. Đây cũng là kẽ hở để vấn trục lợi bảo hiểm phát sinh.

Ngoài ra, việc thiếu số liệu thống kê cũng là một thử thách không nhỏ đối với các công ty bảo hiểm, đặc biệt là các DN nước ngoài. Theo ông Carlos Vanegas, ở Mỹ, mọi số liệu về khách hàng đều được thống kê đầy đủ, ví dụ như lịch sử lái xe, số lần va quệt, các loại xe, đời xe khách hàng đã sở hữu… Trong khi đó, tại Việt Nam không thể tìm ra cơ sở dữ liệu này để có thể tính phí bảo hiểm một cách chính xác nhất.

"Liberty đã quyết định đầu tư mạnh mẽ vào các phần mềm quản lý thông tin tích hợp và xây dựng một cơ sở dữ liệu khách hàng toàn diện, để có thể tính phí bảo hiểm một cách công bằng cho khách hàng, đồng thời có lợi cho DN. Hiện nay, chúng tôi đã có khả năng tính phí bảo hiểm cho từng khách hàng dựa trên mức độ tổn thất của họ trong quá khứ", ông Carlos Vanegas nói.    

Nhận định thị trường bảo hiểm năm 2011 cũng sẽ còn có những khó khăn, nhưng ông Phạm Quang Tùng, Tổng giám đốc BIC cho rằng, hiệu quả kinh doanh của các DN sẽ được cải thiện khi các DN đều chú trọng quản lý rủi ro, tiết kiệm chi phí…

Được biết, Bộ Tài chính đã có kế hoạch nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm triển khai vào năm 2011 như quy định về đấu thầu bảo hiểm, quy định về tiêu chuẩn và đào tạo cán bộ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, xử lý trục lợi bảo hiểm, xây dựng cơ sở dữ liệu bảo hiểm xe cơ giới… Tuy nhiên, theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, có nhiều ý kiến cho rằng, cần áp dụng biện pháp hành chính trong quản lý phí bảo hiểm để bảo vệ người tiêu dùng, không thể để tình trạng hạ phí tùy tiện không tương xứng với rủi ro, chấp nhận bảo hiểm gây mất khả năng thanh toán của không chỉ một DN mà ảnh hưởng đến toàn thị trường.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Sacombank: 11 tháng lãi hơn 2.190 tỷ đồng
  • Chuyện taxi trong… ngân hàng
  • Tám nhiệm vụ của ngành ngân hàng năm 2011
  • Ngân hàng TNHH Indovina tăng vốn lên 165 triệu USD
  • SCB hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 4.185 tỷ đồng
  • Thị trường bảo hiểm: Ngoại lấn át nội
  • Tổng doanh thu ngành bảo hiểm hơn 30.000 tỉ đồng
  • Cuối năm lại căng thẳng đổi tiền lẻ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!