Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

CIT Group “thoát nạn” trong gang tấc

Tuy số ngân hàng bị phá sản năm 2009 lên mức kỷ lục, nhưng việc CIT Group Inc., một trong những ngân hàng hàng đầu của Mỹ vừa thoát khỏi sự giám sát của tòa án cho thấy, vẫn có ngân hàng “thoát nạn” trong gang tấc.
 
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của CIT Group Inc., ông Jeffrey Peek vừa cho biết, ngân hàng sẽ thoát khỏi việc bảo hộ phá sản vào ngày 10/12. Theo ông, CIT hiện có cơ cấu vốn mạnh hơn, khả năng thanh toán tiền mặt được cải thiện hơn.

Cách đây hơn 1 tháng, ngày 1/11/2009, CIT Group Inc. với tổng tài sản trị giá 71 tỷ USD và tổng số nợ lên tới 64,9 tỷ USD, đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Việc này giúp CIT giảm được 10,5 tỷ USD tiền nợ và kéo dài thời gian thanh toán các khoản vay đáo hạn thêm 3 năm.

Trong tường hợp phá sản thì vụ CIT Group Inc. được coi là vụ phá sản lớn thứ năm trong lịch sử nước Mỹ sau các vụ phá sản của Ngân hàng Lehman Brothers, Washington Mutual, Công ty viễn thông WorldCom và Tập đoàn General Motors.

Với việc CIT nộp đơn xin bảo hộ phá sản, Chính phủ Mỹ mất 2,33 tỷ USD mà họ đã dành cho CIT theo Chương trình Giải cứu các tài sản xấu (TARP) trị giá 700 tỷ USD.

Việc CIT Group Inc. thoát khỏi sự giám sát của tòa án được xem là khá hy hữu trong bối cảnh số vụ phá sản ngân hàng tại Mỹ có xu hướng ngày càng gia tăng sau khi đạt mức kỷ lục trong năm nay.

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cho thấy, trong tuần qua, đã có thêm 6 ngân hàng Mỹ bị đóng cửa, nâng tổng số ngân hàng bị "xóa sổ" do làm ăn thua lỗ trong năm 2009 lên 130 trường hợp (là mức cao nhất trong gần 20 năm qua).

Sáu ngân hàng nói trên gồm AmTrust Bank, Buckhead Community Bank, First Security National Bank, Tattnall Bank, Benchmark Bank và Greater Atlantic Bank, trong đó AmTrust Bank là ngân hàng lớn nhất, với tài sản trị giá khoảng 12 tỷ USD và tổng tiền gửi là 8 tỷ USD.

AmTrust Bank cũng là ngân hàng lớn thứ tư trong số các ngân hàng bị sụp đổ trong năm nay. Toàn bộ 66 chi nhánh của AmTrust Bank trên toàn nước Mỹ sẽ mở cửa hoạt động trở lại vào đầu tuần tới với tên gọi là "Chi nhánh của ngân hàng New York Community Bank" có trụ sở tại bang New York.

Sự sụp đổ của ngân hàng này khiến Quỹ bảo hiểm tiền gửi của liên bang thiệt hại khoảng 2 tỷ USD. Số tiền bảo hiểm tiền gửi cho 5 ngân hàng còn lại sẽ là 384 triệu USD.
Sự sụp đổ của 130 ngân hàng trong năm 2009 đã gây tổn thất cho Quỹ Bảo hiểm tiền gửi Liên bang 28 tỷ USD.

(Theo báo chí nước ngoài)

  • Ngân hàng sàng lọc khách hàng
  • Tín dụng năm 2009 tăng gần 38%
  • Điểm khởi đầu ngân hàng Việt Nam ở Nga
  • Vai trò của Hiệp hội Bảo hiểm với sự lớn mạnh của thị trường bảo hiểm Việt Nam
  • Thu hồi vốn vay ưu đãi: Nhẹ nhàng!
  • Đất lành cho bảo hiểm ngoại
  • Cuối năm, ngân hàng tiếp tục căng thẳng vốn
  • Cần thiết xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!