Tối chủ nhật vừa rồi, Citigroup sắp đạt được thỏa thuận về việc hoàn trả gói cứu trợ từ chính phủ và sẽ trở thành ngân hàng lớn cuối cùng trên phố Wall thoát khỏi chương trình cứu trợ của chính phủ, sau khi ngân hàng cố gắng thuyết phục các nhà làm luật rằng hãng đã đủ khả năng để có thể duy trì hình thức sở hữu trước kia của hãng
Các cuộc đàm phán giữa ban lãnh đạo ngân hàng với các quan chức có thẩm quyền của chính phủ đã tiến hành vào tối hôm chủ nhật và có nguy cơ đổ vỡ. Hôm thứ hai, Tổng thống Obama có cuộc gặp với các chủ tịch của các ngân hàng lớn nhất nước Mĩ và thúc ép họ đẩy mạnh sự hồi phục của nền kinh tế bằng cách đưa ra những khoản cho vay đối với các công ty nhỏ và những người sở hữu nhà. Tổng thống Mĩ đã phải đối mặt với những sự chỉ trích nặng nề từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa về việc đưa ngân hàng như Citigroup, Goldman Sachs và mười ngân hàng lớn khác vào sự bảo trợ của chính phủ trong chương trình cứu trợ. Ông Obama sẽ đưa ra việc giới hạn về tiền lương và các gói thưởng, một quan chức cho biết, và Tổng thống cũng tìm kiếm sự đồng thuận từ các ngân hàng và nói với họ rằng họ đóng một vai trò đặc biệt đối với người tiêu dùng. “Chúng tôi phải để họ thoát khỏi sự kiểm soát và họ sẽ đóng vai trò tích cực trong sự phục hồi nền kinh tế của chúng ta”, Rahm Emanuel, chủ tịch hành chính của Nhà trắng đã nói trong một cuộc phỏng vấn hôm chủ nhật. “Họ đóng một vai trò thiết yếu trong việc giúp sự tăng trưởng kinh tế.” Trong khi các ngân hàng chuẩn bị những gói thưởng lớn dành cho lãnh đạo và nhân viên, thì những quan chức Nhà trắng lại thay đổi và đưa ra lời chỉ trích gay gắt đối với phố Wall hôm chủ nhật. Trong một cuộc phỏng vấn 60 phút trên CBS, tổng thống Obama đã quở trách những “ngân hàng mèo mỡ” về việc tăng các khoản chi trả của họ so với mức trung bình của người Mĩ và điều này chống lại sự phục hồi. Ông Lawrence H.Summers- chủ tịch cố vấn kinh tế của nhà trắng đã nói trên ABC rằng các ngân hàng cần nhận ra rằng họ phải có nghĩa vụ đối với đất nước sau khi đất nước đã làm cho họ, và có rất nhiều điều họ có thể làm. Thật vậy, nếu chính phủ chấp nhận việc trả lại các khoản cứu trợ của Citigroup nhận được, điều này có thể đưa hãng ra khỏi sự kiểm soát của chính phủ đối với các ngân hàng khi họ nhận được nhiều sự cứu trợ của chính phủ. Và với việc hầu hết các ngân hàng lớn nhất của nước Mĩ thoát ra khỏi chương trình cứu trợ, thì các ngân hàng sẽ không cần sự hỗ trợ từ chính phủ nữa. Nhà trắng đã đưa ra tên những ngân hàng hoàn trả lại tiền cứu trợ của chính phủ và đó chính là bằng chứng cho thấy việc gói cứu trợ từ chính phủ đã giúp hệ thống tài chính phục hồi từ sự bên bờ của thảm họa, nhưng nền kinh tế vẫn cần các ngân hàng để giúp đỡ nền kinh tế tăng trưởng bằng cách các ngân hàng cần cho vay thêm đối với các công ty để tạo thêm việc làm và đối với tiêu dùng khi họ đang đối mặt trong nguy cơ tịch thu tài sản. Nếu bao gồm cả Citigroup, thì những ngân hàng đã nhận được cứu trợ đã hoàn trả 136 tỉ đô la hay hơn một nửa trong tổng số 245 tỉ đô la trong suốt năm nay, nhanh hơn so với dựđoán. Tất nhiên chính phủ vẫn có hàng chục tỉ đô la cổ phần trong những công ty mà được cứu trợ như tập đoàn tài chính quốc tế AIG và General Motor. Cuộc thảo luận giữa Citigroup với các nhà làm luật mới chỉ diễn ra một tuần sau khi chính phủ đồng ý cho đối thủ của hãng cũng đang gặp phải những khó khăn là Bank of America hoàn trả lại tiền cứu trợ và nhấn mạnh rằng đây là dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy sự phục hồi của thị trường tài chính. Sự cải thiện là chìa khóa đối với kế hoạch hoàn trả của Citigroup, vì các nhà đầu tư cá nhân thay thế 45 tỉ đô la của khoản tiền hỗ trợ và vì các ngân hàng không cần sự trợ giúp từ chính phủ nữa. Các quan chức của Citigroup có kế hoạch sẽ thông báo một kế hoạch lớn vào hôm thứ hai. Trong một loạt những kế hoạch kinh doanh, các quan chức ngân hàng mong đợi sẽ tăng khoảng 18 tỉ đô la bằng việc bán cổ phiếu trong tuần này, trong một nỗ lực để làm dịu bớt sự lo lắng của những nhà làm luật về khả năng của các ngân hàng trong việc khôi phục nền kinh tế khỏi sự khủng hoảng khác khi không cần tiền cứu trợ của chính phủ nữa. Với sự đồng ý của các nhà làm luật, Citigroup sẽ mua lại ít nhất 20 tỉ đô la cổ phiếu ưu đãi mà chính phủ đã nhận như là một nửa trong gói cứu trợ của chính phủ của năm ngoái. Hãng cũng sẽ thoát khỏi chương trình bảo hiểm liên bang trị giá 250 tỉ đô la đối với những bất động sản xấu và thẻ tín dụng. Bộ tài chính Mĩ cũng muốn giảm 34% tỉ lệ sở hữu của chính phủ trong Citigroup, điều mà hãng đã kiếm được bằng cách chuyển đổi 25 tỉ đô la cổ phiếu ưu đãi sang cổ phiếu phổ thông trong gói cứu trợ thứ trong năm nay. Chính phủ được chờ đợi là sẽ bán gần 7,7 tỉ đô la trong một loạt bán cổ phiếu trong những tháng tới đây đối với những nhà đầu tư thể chế. Một số nhà phân tích cho rằng các ngân hàng vẫn còn quá yếu để có thể hoàn trả tiền của những người nộp thuế. Nếu chính phủ cho phép các ngân hàng rút những mức độ vốn của họ quá sớm điều này có thể dẫn tới cuộc khủng hoảng khác. Đối với Citigroup, việc hoàn trả tiền cứu trợ này có thể giúp hãng thoát khỏi vết nhơ là đã nhận tiền mặt cứu trợ. Cũng trong một vài nhận xét khác thì đó là một chiến thắng rỗng tuếch của giám đốc điều hành của Citigroup. Bước đi của ngân hàng này không ai nghĩ nó sẽ diễn ra nhanh như vậy đối với sự phục hồi đối với sức khỏe của hệ thống tài chính. Thực ra, hãng đã chứng tỏ giá trị đối với những cổ đông cũ của hãng trong một giai đoạn ngắn. Cổ phiếu của Citigroup đã giảm 3% trong tuần trước còn 3,95 đô la một cổ phiếu, mặc dù giảm nhưng cũng phần nào giúp vượt qua mối lo ngại rằng việc phát hành cổ phiếu mới sẽ làm giảm giá trị của cổ phiếu. Thậm chí khi các điều khoản được hoàn tất thì ngân hàng vẫn sẽ cần một vài năm nữa để có thể thực sự trở lại ổn định. Citigroup đã không đưa ra được một tình hình kinh doanh có lợi nhuận đáng kể nào trong bảy quý, và ngân hàng hi vọng có thể xoay sở được đến giữa năm 2010 về một cơn sóng thua lỗ khác về cầm cố và thẻ tín dụng. Như một số đối thủ lớn khác, ngân hàng tiếp tục dựa vào sự giúp đỡ của chính phủ qua chương trình bảo lãnh những khoản nợ. Một số nhà phân tích nghĩ rằng ngân hàng vẫn còn chưa thể để duy trì hình thức sở hữu trước kia của nó. Tuy nhiên, ban quản trị của Citigroup vẫn duy trì việc hoàn trả tiền cứu trợ này sẽ có thể có những sự thuận lợi. Các quan chức của ngân hàng nó ngân hãng sẽ dập tắt những nỗi lo ngại về việc ra đi của những nhân viên tài năng để chuyển sang những đối thủ khác, nơi mà có những chính sách lương thưởng không có sự giới hạn nào. Mặc dù Citigroup vẫn nằm trong những quy tắc được phác thảo trong gói kích thích kinh tế cho đến khi chính phủ bán toàn bộ số cổ phiểu mà chính phủ sở hữu, hãng sẽ thoát ra khỏi chương trình cứu trợ. Các nhà làm luật vẫn lo ngại về điều kiện tài chính của ngân hàng. Sau khi Bank of America nhận được sự chấp thuận để thoát khỏi chương trình cứu trợ trong đầu tháng này, các quan chức của Citigroup đã tăng những nỗ lực của họ đối vớiWashington. Nhiều cuộc thảo luận tập trung về nguồn vốn sẽ là bao nhiêu đối với Citigroup sẽ cần bổ sung vào nguồn ngân sách của hãng sau khi thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ. Citigroup đã tranh cãi về việc cần thiết phải tăng thêm 15 tỉ đô la nữa, một lượng sẽ có thể giảm mức vốn hiện nay của ngân hàng, song vẫn để lại một khoản đệm lớn so với đối thủ cạnh tranh của họ. Tuy nhiên sự điều chỉnh của liên bang đã thực hiện việc chia nhỏ cho dù điều đó là thích đáng. Bộ tài chính và một số quan chức của cục dự trữ liên bang cảm thấy hài lòng với số tiền đó. Nhưng những quan chức từ Tập đoàn bảo hiểm liên bang, những người có thái độ gay gắt đối với Citigroup và những rủi ro tài chính, yêu cầu tập đoàn này phải tích lũy thêm vốn. Áp lực đã được đẩy lên cao khi mà Citigroup, điều đã đưa kế hoạch đáng ra được thực hiện trong tháng nay trở thành khoảng thời gian một tuần trong một cuộc tranh luận nước rút. Nếu như Citigroup không đạt được thỏa thuận vào ngày thứ 3 tới, các quan chức ngân hàng lo sợ rằng họ sẽ gặp phải khó khăn nếu muốn kéo giá cổ phiếu lên cho tới năm tiếp theo vì những nhà đầu tư lớn đang có ý định rời bỏ cho những kỳ nghỉ lễ. Quyết định của những người quản lý có thể gây nên tình trạng thanh toán nợ chính phủ sớm và thoát khỏi các cuộc tranh cãi công khai của hàng tá những ngân hàng nhỏ và ngân hàng khu vực. Ngân hàng Wells Fargo và tập đoàn tài chính PNC, 2 ngân hàng của người tiêu dùng đã đối mặt với những đối thủ cạnh tranh trong cơn lốc của cuộc khủng khoảng vẫn còn đang nắm giữ hàng tỉ đô la của nguồn quỹ do người dân đóng thuế. Nhiều ngân hàng địa phương đã nhân được hàng triệu.
(Theo H.V // StockBiz // Nytimes).
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com